Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thì rủi ro là một điều khó tránh khỏi. Bất kỳ trong giai đoạn nào thì rủi ro cũng có thể xảy ra và biểu hiện cụ
thể rõ nhất chính là nợ xấu. Nợ xấu do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, nhƣng cho dù nguyên nhân nào thì vẫn gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng và dẫn đến việc kinh doanh thất bại. Vì vậy, để hiểu rõ hơn thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây nhất, ta xem xét tình hình nợ xấu của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2014.
4.3.1.1 Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ
Nợ xấu phản ánh rõ nét về chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.19: Nợ xấu theo nhóm nợ của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Số tiền Tỷ lệ % Nhóm 3 376 320 (56) (14,89) Nhóm 4 425 467 42 9,88 Nhóm 5 398 499 101 25,38 Nợ xấu 1.199 1286 87 7,26
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011- 2013
Nợ nhóm 3
Trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ nhóm 3 có xu hƣớng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2014, tình hình tài chính của ngƣời đi vay đƣợc cải thiện hơn, nên một số khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng làm cho nợ nhóm 3 có xu hƣớng giảm.
Nợ nhóm 4
Nợ nhóm 4 trong 6 tháng đầu năm 2014 co xu hƣớng tăng, tƣơng đƣơng tăng 9,88% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do một số khách hàng không kịp trả nợ nên phải cơ cấu lại thời gian trả nợ nên nợ xấu nhóm này tăng. Một bộ phận cán bộ tín dụng thẩm định chƣa tốt, dẫn đến việc cho vay không mang lại hiệu quả.
Nợ nhóm 5
Trong ba nhóm nợ 3, 4, 5 của nợ xấu thì nợ nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ xấu và tăng trong 6 tháng đầu năm 2014, tăng 25,38% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do một bộ phận khách hàng của ngân hàng là nông dân, hoạt động sản xuất của họ phụ thuộc vào một số yếu tố khách quan: thời tiết, giá cả… do gặp những khó khăn đó nên chƣa trả nợ đƣợc. Bên cạnh
đó, mặc dù cán bộ tín dụng của chi nhánh đã đôn đốc việc trả nợ của khách hàng khi đến hạn, nhƣng một số khách hàng không có thiện chí trả nợ và một số bị phả sản không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Nhìn chung, nợ xấu phân theo nhóm nợ của ngân hàng tập trung nhiều ở nợ nhóm 4 và nhóm 5 và gia tăng qua 6 tháng đầu năm 2014. Đây là vấn đề đặt ra đối với ngân hàng, cần phải thẩm định kỹ trƣớc khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn cho ngân hàng.
4.3.1.2 Phân tích nợ xấu theo thời hạn
Trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt tập trung cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn nên dƣ nợ ngắn hạn tăng. Nhƣ vậy có phải nợ xấu cũng biến động theo chiều hƣớng đó hay không, câu trả lời đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.20: Nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 520 681 161 30,96 Trung và dài hạn 679 605 (74) (10,9) Nợ xấu 1.199 1.286 87 7,26
Nguồn: Phòng Kế toán -Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013
Nợ xấu ngắn hạn
Qua 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân một phần là do doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2014 tăng, một phần là do các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhƣng do biến động kinh tế, sản phẩm đầu ra bị thu hẹp nên ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ trong thời gian ngắn.
Nợ xấu trung và dài hạn
Mặc dù cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay nhƣng nợ xấu của trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu. Điều này cho thấy các khoản vay trung và dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro cao, do thời hạn dài, khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn so với ngắn hạn. Tuy nhiên thì nợ xấu trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm, tƣơng đƣơng 10,9% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Qua việc phân tích nợ xấu theo thời hạn, ta thấy đƣợc nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong 6 tháng đầu năm 2013. Và nợ ngắn hạn thì
chiếm tỷ trọng lớn trong 6 tháng đầu năm 2014. Các khoản nợ trung và dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn và ngân hàng cần thận trọng chú ý.
4.3.1.3 Phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng
Bên cạnh việc phân tích nợ xấu theo nhớm nợ, theo thời hạn thì chúng ta cần phân tích nợ xấu theo đối tƣợng kinh tế đế thấy đƣợc những đối tƣợng nào có rủi ro cao, qua đó có biện pháp hợp lý đối với nhóm đối tƣợng này.
Bảng 4.21: Nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2013 6 tháng 2014 6 tháng 2014/ 6 tháng2013 Số tiền Tỷ lệ % Cá nhân 576 598 22 3,82 TCKT 623 688 65 10,43 Nợ xấu 1.199 1.286 87 7,26
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013
Nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình
Đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình tăng 3,28% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do chi phí đầu vào tăng cao nên làm cho ngƣời cho vay khó tiêu thụ sản phẩm, giá cả bấp bênh, thu nhập không có nên nợ xấu tăng cao.
Nợ xấu của tổ chức kinh tế
Các TPKT khác rất đa dạng nên việc thẩm định của cán bộ tín dụng chƣa tốt, chƣa hiểu rõ về đối tƣợng này mà cho vay không hợp lý, giám sát sử dụng vốn chƣa tốt, khách hàng vay vốn kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ. Nợ xấu tập trung nhiều vào TPKT khác. Vì thế, ngân hàng cần theo dõi, giám sát đối tƣợng này kỹ càng trƣớc khi quyết định cho vay và sau khi cho vay.