PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 31)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang - Phòng giao dịch Tân Phú Thạnh. Ngoài ra, còn sử dụng tổng hợp các tài liệu có liên quan nhƣ tạp chí ngân hàng, tạp chí tiền tệ, các trang web… có thông tin cần thiết.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Tùy từng mục tiêu mà ta có các phƣơng pháp sau:

 Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh kết hợp với phƣơng pháp thống kê mô tả.

- Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ trƣớc so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y = y1 – y0 Trong đó:

y0:Chỉ tiêu năm trƣớc y1:Chỉ tiêu năm sau

∆y:Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính toán với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y = y1 – y0 x 100% y0 Trong đó: y0:Chỉ tiêu năm trƣớc y1:Chỉ tiêu năm sau

∆y:Biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu

Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thòi gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ

tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Tìm ra đƣợc nguyên nhân phát sinh và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời.

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Thông qua các biểu bảng thống kê từ những số liệu thứ cấp thu thập từ ngân hàng, kết hợp với việc phân tích, đánh giá để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

 Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phƣơng pháp tỷ số

Sử dụng các tỷ số tài chính nhƣ: Hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, dƣ nợ trên tổng nguồn vốn, dƣ nợ trên tổng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu trên, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng bù đắp rủi ro tín dụng. Qua đó, thực hiện so sánh tỷ số của năm sau so với năm trƣớc để biết đƣợc xu hƣớng biến động và đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phân tích thực trạng và đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng để tìm ra những rủi ro mà ngân hàng đã và đang phải đối mặt.

 Đối với mục tiêu 3: Dựa vào các phân tích, tổng hợp các kết quả, các vấn đề còn tồn tài, điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

CHƢƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT ĐIỆN LIÊN VIỆT

3.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng Liên Việt đƣợc thành lập trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cuộc khủng hoảng toàn cầu khiến thị trƣờng tài chính, thị trƣờng tiền tệ diễn biến phức tạp. Tuy vậy, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các đơn vị kinh doanh và toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã nỗ lực vƣợt qua thử thách.

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu Điện Liên Việt hay Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt, tên giao dịch quốc tế là LienVietPostBank hoặc LPB, là một ngân hàng thƣơng mại cổ phần của Việt Nam. Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chấp thuận nguyên tắc cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo công văn số 12803/NHNN-CHN ngày 3 tháng 11 năm 2007. Giấy phép hoạt động số 91/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 28 tháng 3 năm 2008.

Với việc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thông qua Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam (VNPost) góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Liên Việt đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu Điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thƣơng mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), với số vốn điều lệ là 6.010 tỷ đồng.

Các cổ đông và đối tác chiến lƣợc của LienVietPostbank là các Tổ chức Tài chính - Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nƣớc ngoài nhƣ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AgriBank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ).

Hiện nay, mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt bao gồm Hội sở chính đóng tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang và hơn 60 Chi nhánh/ Phòng giao dịch tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, TP Cần Thơ và các tỉnh Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ninh, An Giang, Cà Mau, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dƣơng và Kiên Giang.

LienVietPostBank định hƣớng xây dựng thƣơng hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

Số điện thoại: 0711 627 0608 Fax: 0711 627 0668. Website: http:// www.lienvietpostbank.com.vn

Địa chỉ: Số 32, Nguyễn Công Trứ, Phƣờng 1, Thành phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.

Chiến lƣợc “Trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”. Ngân hàng hoạt động với sứ mệnh là đem lại lợi ích cho LienVietPostBank, cổ đông và xã hội. Ngân hàng đã tham gia đóng góp vào sự lớn mạnh, an toàn của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Chung sức, chung lòng với ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ khắc phục khó khăn trƣớc mắt, góp phần lâu dài vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc. Là ngƣời bạn đồng hành của khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn hợp lý. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng vì sự phát triển, tồn tại, vì chữ tín của Ngân hàng và khách hàng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ - nhân viên, cố vấn, cộng tác viên, liên lạc viên và đại gia đình LienVietPostBank.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và điều hành

Cơ quan trung ƣơng của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt là Hội sở. Hội sở quản lý toàn bộ mạng lƣới bao gồm các Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch.

Nguồn:Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Hình 3.1 Tổ chức Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Bƣu Điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang

3.1.2.1 Phòng khách hàng

a. Bộ phận Phát triển kinh doanh

- Thực hiện công tác nghiên cứu phát triển thị trƣờng.

- Tìm kiếm và phát triển quan hệ với các khách hàng mới, quản lý và duy trì quan hệ với khách hàng hiện có nhằm khai thác tối đa cơ hội cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. HỘI SỞ BAN TÍN DỤNG P.KHÁCH HÀNG BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÁT TRIỂN KD KHÁCH HÀNG DN TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN QUẢN LÝ TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIN HỌC KẾ TOÁN GIAO DỊCH NGÂN QUỸ KẾ HOẠCH TỔNG HỢP HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG GIAO DỊCH QUỸ TIẾT KIỆM

- Tham mƣu cho lãnh đạo trong công tác phát triển khách hàng, thị trƣờng.

b. Bộ phận Khách hàng doanh nghiệp

- Thực hiện kinh doanh tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo tháng/quý/năm đối với khách hàng doanh nghiệp. Quản lý theo dõi, đánh giá thực hiện và đề xuất lãnh đạo các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Tổ chức, quản lý và thực hiện nghĩa vụ cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh… theo các quy định liên quan của ngân hàng.

c. Bô phận Khách hàng cá nhân

- Thực hiện kinh doanh tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân.

- Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh theo tháng/quý/năm đối với khách hàng cá nhân. Quản lý theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất với lãnh đạo các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Tổ chức, quản lý thực hiện nghĩa vụ cấp tín dụng đối với KH cá nhân bao gồm nghiệp vụ cho vay, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chiết khấu, bảo lãnh… theo các quy định liên quan của NH, thực hiện một số công tác khác.

d. Bộ phận Tài trợ thương mại

- Tìm kiếm, phát triển KH sử dụng dịch vụ tài trợ thƣơng mại, thanh toán quốc tế.

- Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, hƣớng dẫn KH, kiểm tra, thẩm định, đề xuất và thực hiện các vấn đề liên quan đến nhu cầu tài trợ thƣơng mại, thanh toán quốc tế của KH doanh nghiệp theo đúng quy định và quy trình nghiệp vụ của NH.

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ theo quy định của ngân hàng.

3.1.2.2 Phòng Quản lý tín dụng

a. Bộ phận Thẩm định tài sản

- Tổ chức thực hiện việc thẩm định, lập tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm đối với các khoản cấp tín dụng tại Sở giao dịch và các Phòng giao dịch trực thuộc theo quy định của ngân hàng.

- Hƣớng dẫn và hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với phòng khách hàng, phòng giao dịch trong việc thẩm định giá, thẩm định tài sản đảm bảo.

b. Bộ phận Quản lý tín dụng

- Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác tại Sở giao dịch theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng. Đề xuất biện pháp thích hợp hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Kiểm tra hoàn hồ sơ vay vốn, bảo lãnh và các thủ tục giải ngân theo quy định.

- Phối hợp với phòng KH theo dõi, đôn đốc KH trả vốn, lãi đúng kỳ hạn. - Kiểm soát chặt chẽ tình hình gia hạn nợ, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp cụ thể làm giảm nợ quá hạn, nợ xấu.

- Tiếp nhận, quản lý và đề xuất các biện pháp để thực hiện xử lý, thu hồi nợ đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh tại các đơn vị cấp tín dụng nhƣ Phòng khách hàng, Phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch theo quy định của ngân hàng.

3.1.2.3 Phòng Kế toán - Ngân quỹ

a. Bộ phận Kế toán - Tin học

- Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch chi phí hoạt động cho Sở giao dịch. - Phối hợp với phòng Tổng hợp lập kế hoạch kinh doanh, theo dõi, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Sở giao dịch.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các hoạt động thanh toán chi tiêu nội bộ tại Sở giao dịch, giữa các Sở giao dịch với các Ngân hàng khác.

- Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh tại Sở giao dịch; thực hiện báo cáo thống kê theo quy định tại NH.

- Quản lý số dƣ tài khoản của Sở giao dịch tại các NH khác và tài khoản của các NH tại Sở giao dịch phục vụ cho giao dịch liên NH theo quy định của NH.

- Quản lý trạng thái ngoại hối của Sở giao dịch.

b. Bộ phận Kế toán giao dịch

- Thực hiện công tác tiếp thị khách hàng bán chéo các sản phẩm của ngân hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và các dịch vụ có liên quan đến tiền gửi tiết kiệm theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán: chuyển tiền nội địa, chi trả kiều hối và các dịch vụ thanh toán khác.

c. Bộ phận Ngân quỹ

- Điều hòa thanh khoản tiền mặt tại Sở giao dịch.

- Thực hiện thu chi tiền mặt tại quầy, kiểm đến, đóng bó tiền mặt theo đúng tiêu chuẩn quy định.

- Giao nhận tiền, giấy tờ có giá, giấy tờ coi nhƣ có giá, ấn chỉ quan trọng theo quy định…

3.1.2.4 Phòng Tổng hợp

a. Bộ phận Kế hoạch - Tổng hợp

- Đầu mối xây dựng, theo dõi và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch.

b. Bộ phận Hành chính - Nhân sự

- Tổ chức thực hiện công tác văn thƣ lƣu trữ tại Sở giao dịch theo quy định.

- Bảo quản và sử dụng con dấu đúng quy định.

- Thực hiện việc mua sắm, tiếp nhận, phân phối công cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng phẩm theo quy định.

- Quản lý tài sản của Sở giao dịch.

3.1.2.5 Phòng quản lý các phòng giao dịch Bưu điện

a. Bộ phận Quản lý nghiệp vụ

- Hƣớng dẫn tổ chức thực hiện thống nhất các quy định nghiệp vụ của ngân hàng và quy trình thống nhất giữa NH với VNPOST đối với các hoạt động của ngân hàng triển khai trên hệ thống Phòng giao dịch Bƣu điện mà Sở giao dịch đƣợc giao quản lý.

- Giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của các PGD Bƣu điện và khách hàng liên quan đến quy trình nghiệp vụ.

- Phối hợp với VNPOST, các đơn vị/bộ phận liên quan tại Hội sở chính thực hiện việc đào tạo nghiệp vụ cho mạng lƣới PGD Bƣu điện. Ngoài ra,

phòng còn thực hiện việc đối soát và tổng hợp số liệu phát sinh tại các Phòng giao dịch Bƣu điện…

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH HẬU GIANG - PHÒNG GIAO DỊCH TÂN PHÚ THẠNH

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh

Ngày 01/05/2008, trụ sở chính của Ngân hàng Liên Việt đặt tại Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Với giấy chứng nhận kinh doanh số 643000058 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hậu Giang cấp, ngân hàng chính thức tổ chức lễ khai trƣơng và đi vào hoạt động ngân hàng.

Địa chỉ Phòng giao dịch: Số 418A, Quốc lộ 1, Ấp Tân Phú, Thị trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.

Với phƣơng châm hoạt động là: “Gắn xã hội trong kinh doanh”, cổ đông của Ngân hàng Liên Việt luôn sẵn sàng sát cánh cùng Cấp ủy Chính quyền địa phƣơng tỉnh Hậu Giang gánh vác hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời nghèo Hậu Giang sớm thoát khỏi nghèo với những hành động cụ thể. Nhân dịp khai trƣơng, Ngân hàng Liên Việt đã công bố chƣơng trình: “Cổ đông Ngân hàng Liên Việt vì ngƣời nghèo Hậu Giang” với đóng góp 10 tỷ đồng của các cổ đông lớn là Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO): 3 tỷ đồng, Công ty TNHH Thƣơng mại Him Lam: 2 tỷ đồng và các thể nhân sáng lập bao gồm Ông Nguyễn Đức Hƣởng: 1 tỷ đồng, Ông Nguyễn Đức Cử: 1 tỷ đồng,

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)