Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng qua ba năm 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 81 - 84)

Để đánh giá chính xác thực trạng tín dụng và rủi ro của ngân hàng, chúng ta đi vào phân tích cụ thể những chỉ số có liên quan. Sau đây là các chỉ tiêu đã đƣợc tổng hợp để đánh giá:

4.2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao. Sau đây là bảng tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng qua ba năm 2011-2013:

Bảng 4.15: Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ xấu Dƣ nợ Tỷ lệ % Nợ xấu Dƣ nợ Tỷ lệ % Nợ xấu Dự nợ Tỷ lệ % Ngắn hạn 425 65.087 0,65 480 66.356 0,72 860 66.907 1,29 Trung và dài hạn 1.029 35.535 2,9 1.350 35.712 3,78 1.080 33.689 3,21 Thời hạn 1.454 100.622 1,45 1.830 102.068 1,79 1.940 100.596 1,93 Cá nhân 476 15.190 3,13 750 16.897 4,44 848 14.731 5,76 TCKT 978 85.432 1,14 1.080 85.171 1,27 1.092 85.865 1,27 ĐTKH 1.454 100.622 1,45 1.830 102.068 1,79 1.940 100.596 1,93 CN chế biến 585 45.741 1,28 758 45.943 1,65 695 45.342 1,53 Nông nghiệp 706 44.876 1,57 897 45.807 1,96 1.041 45.778 2,27 Ngành khác 163 10.005 1,63 175 10.318 1,70 204 9.476 2,15 Ngành 1.454 100.622 1,45 1.830 102.068 1,79 1.940 100.596 1,93

Nguồn: Phòng Kế toán -Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng qua năm. Năm 2011 là 1,42%. Sang năm 2012 tăng 0,41% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục tăng lên 1,93%, so với năm 2012. Nguyên nhân chính làm cho nợ xấu tăng là do nợ quá hạn cơ cấu lại nhóm nợ. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang - Phòng giao dịch Tân Phú Thạnh tăng nhƣng so với mức mà các nhà kinh tế đánh giá thì con số này vẫn nằm ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu nhỏ một phần là do tổng dƣ nợ thấp, ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu theo mức quy định, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lƣợng thẩm định, quản lý chặt chẽ vốn vay, thực hiện phân nhóm nợ chính xác theo quy định, xử lý kịp thời không để phát sinh nợ xấu. Bên cạnh đó, nợ xấu ngân hàng nhỏ còn do nguyên nhân là ngân hàng đi vào hoạt động vài năm nên nợ xấu phát sinh chƣa nhiều.

 Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn

Thông qua bảng thống kê số liệu nợ xấu ta nhận thấy đƣợc, nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nợ xấu theo thời hạn, năm 2013 chiếm 3,21%. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn cao là do các món vay này có giá trị lớn, thời gian lâu, việc giám sát sử dụng vốn vay của ngân hàng chƣa tốt nên khả năng mà khách hàng trả nợ không có. Tỷ lệ này cao nữa là do nợ xấu nhiều trong khi đó dƣ nợ lại thấp hơn so với ngắn hạn. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng qua các năm nhƣng chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn nhỏ là do các khoản cho vay vì là ngắn hạn nên thời gian hoàn vốn nhanh, đúng hợp đồng, nợ xấu ít. Qua đó, ta có thể thấy đƣợc, ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc xét duyệt các hợp đồng cho vay trung và dài hạn một cách thận trọng để giảm thiểu tỷ lệ này trong thời gian tới.

 Tỷ lệ nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng

Tỷ lệ nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình tăng qua các năm. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào tăng cao, các sản phẩm làm ra giá cả bấp bênh dẫn đến khả năng trả nợ không có, các món vay này tuy có giá trị thấp nhƣng do nguyên nhân trên đã làm cho nợ xấu tăng cao kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể. Các tổ chức kinh tế tuy nợ xấu cao nhƣng xét trên dƣ nợ thì tỷ lệ nợ xấu nhìn chung đƣợc kiểm soát ở mức 1,27%. Các tổ chức kinh tế này làm ăn có hiệu quả nên đạt đƣợc kết quả trên. Do tỷ lệ nợ xấu của cá nhân, hộ gia đình tăng cao nên trong thời gian tới ngân hàng cần chuyển đổi cơ cấu và đối tƣợng nhắm đến là các tổ chức kinh tế nếu họ có các kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

 Tỷ lệ nợ xấu theo ngành

Nhƣ đã biết thì khách hàng chủ yếu của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt là nông dân. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu theo ngành của ngân hàng tăng chủ yếu là do ngƣời nông dân làm ăn không đƣợc mùa, năng suất không cao dẫn đến lợi nhuận không có. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của công nghiệp chế biến biến động do nợ xấu biến động. Các ngành khác có tỷ lệ nợ xấu tăng do nợ xấu tăng cao trong khi đó dƣ nợ của ngành khác thì chiếm tỷ trọng ít hơn. Nguyên nhân là ngƣời vay gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm đầu ra. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của ngành nông nghiệp cần đƣợc chú ý. Bên cạnh đó, các ngành khách thì ngân hàng cũng cần thận trọng trong việc cho vay từng ngành này nhƣ: xây dựng, dịch vụ…

Tóm lại, tỷ lệ nợ xấu chung của ngân hàng tăng qua các năm, mặc dù ở mức đƣợc đánh giá là an toàn nhƣng ngân hàng cũng cần có biện pháp để giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất. Vì vậy, để đề phòng và hạn chế rủi ro cũng nhƣ kiềm chế sự gia tăng của nợ xấu thì ngân hàng cần nâng cao chất lƣợng thẩm định, quản lý vốn vay chặt chẽ hơn trong thời gian tới.

4.2.2.2 Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Nợ nhóm 5 là nhóm nợ mang tính rủi ro cao nhất cho ngân hàng. Đây là các khoản nợ đƣợc ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn. Tỷ lệ nhóm nợ có khả năng mất vốn trên tổng dƣ nợ càng thấp thì càng an toàn. Tỷ lệ này càng cao nghĩa là phần hao hụt của ngân hàng càng cao, hoạt động của ngân hàng mang tính rủi ro cao.

Bảng 4.16: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ có khả năng mất vốn 512 818 915

Dƣ nợ 100.622 102.068 100.596

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn (%) 0,51 0,8 0,91

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Đến năm 2013 tăng lên 0,91%. Đây là điều đáng báo động đối với ngân hàng. Tỷ lệ này tăng là do nợ nhóm 5 tăng, mà nợ nhóm 5 tăng là một số khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản, làm cho tỷ lệ này tăng qua các năm.

Ngân hàng cần có biện pháp hạn chế tỷ lệ gia tăng của nợ có khả năng mất vốn, vì đây là nhóm nợ mang nhiều rủi ro cao nhất cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.2.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm đƣợc thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 4.17: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự phòng rủi ro tín dụng 1.067 1.197 1.206

Dƣ nợ 100.622 102.068 100.596

Tỷ lệ dự phòng rủi ro (%) 1,06 1,17 1,2

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Chỉ tiêu này giúp ta hiểu thêm về trích lập dự phòng của ngân hàng. Tỷ lệ này tăng qua các năm nhƣng không đáng kể. Tỷ lệ này tăng là do nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 phải trích lập 100% tỷ lệ dự phòng cho nợ nhóm 5 qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 81 - 84)