Phân tích hoạt động tín dụng giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 61 - 69)

4.1.1.1 Doanh số cho vay

a. Doanh số cho vay theo thời hạn

Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đƣợc đầu tƣ hầu hết vào các thành phần kinh tế hỗ trợ cho các đơn vị này bổ sung vốn kinh doanh để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt đã có những bƣớc chuyển biến tích cực đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu doanh số cho vay ba năm 2011-2013 nhƣ sau: Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 131.331 126.160 138.320 (5.171) (3,94) 12.160 9,64 Trung và dài hạn 23.718 20.905 19.460 (2.813) (11,86) (1.445) (6,91) DS cho vay 155.049 147.065 157.780 (7.984) (5,15) 10.715 7,29

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Nếu xét doanh số cho vay theo thời gian thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trên 84% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do các khoản cho vay kinh doanh chủ yếu là cho vay ngắn hạn nhƣ tiêu dùng, sản xuất kinh doanh... thƣờng có giá trị nhỏ nhƣng số lƣợng nhiều nên tổng giá trị các khoản vay là rất lớn, vì vậy tỷ trọng của vay ngắn hạn luôn cao hơn trung và dài hạn. Ngoài ra, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn nên việc sử dụng số tiền gửi ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro nhất là rủi ro thanh toán, do đó để đảm bảo an toàn ngân hàng không sử dụng nhiều số tiền này vào cho vay trung và dài hạn.

 Doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn qua ba năm có biến động. Biểu hiện là năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 131.331 triệu đồng, đến năm 2012 giảm 3,94% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế nên doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh chủ yếu chỉ là duy trì quy mô hiện có nên doanh số cho vay ngắn hạn giảm. Năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do tỉnh Hậu Giang có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kỳ. Vì vậy, họ cần vốn ngắn hạn để bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Do đó, việc ngân hàng cấp tín dụng ngắn hạn là cần thiết, nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tế về nguyên vật liệu cho sản xuất nông nghiệp.

 Doanh số cho vay trung và dài hạn

Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay và giảm qua các năm. Năm 2012 giảm 11,86% so với năm 2011, năm 2013 giảm 6,91% so với năm 2013. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, ngân hàng có thực hiện chính sách tập trung cho vay ngắn hạn để hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang. Cho vay trung và dài hạn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó số doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh có kế hoạch khả thi để ngân hàng xem xét cho vay vốn không nhiều. Hơn nữa các khoản vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài, mà càng dài thì rủi ro càng cao. Do đó, công tác thẩm định trƣớc khi vay là rất kỹ, khách hàng phải có kế hoạch và phƣơng án kinh doanh thật hiệu quả, nếu dự án không có tính khả thi cao thì ngân hàng rất thận trọng và xem xét kỹ đến số lƣợng các khoản vay đƣợc xét duyệt thấp, doanh số cho vay các khoản này giảm.

Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn. Phần còn lại là trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không nhiều và co xu hƣớng giảm qua các năm. Điều đó góp phần giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro nhất là rủi ro thanh khoản.

b. Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng

Trong những năm qua, Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ và mở rộng địa bàn hoạt động của mình, nhƣng địa bàn chính vẫn là nông thôn, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và gần đây trên địa bàn cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp tƣ nhân, công ty, đây cũng là đối tƣợng tiềm năng mà ngân hàng đang hƣớng đến trong thời gian tới. Sau đây là bảng doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của ngân hàng qua ba năm 2011-2013:

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Cá nhân 30.849 40.124 49.945 9.275 30,07 9.821 24,48 TCKT 124.200 106.941 107.835 (17.259) (13,9) 894 0,84 DS cho vay 155.049 147.065 157.780 (7.984) (5,15) 10.715 7,29

Nguồn: Phòng Kế toán -Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011- 2013

 Doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình

Doanh số cho vay các nhân, hộ gia đình tăng qua các năm. Đây là đối tƣợng chủ yếu của ngân hàng. Do địa bàn hoạt động chủ yếu là ở khu vự Tân Phú Thạnh với dân cƣ chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt chăn nuôi. Cùng với Chính phủ, ngân hàng đã thực hiện chủ trƣơng đề án Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, chính vì vậy cho vay thành phần này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay, biểu hiện năm 2011 doanh số cho vay tăng 30,7% so với năm 2011. Sang năm 2013, khoản mục này tăng 24,48% so với năm 2012. Ta có thể thấy, qua vài năm triển khai đề án của Chính phủ Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang – Phòng giao dịch Tân Phú Thạnh đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trên địa bàn.

 Doanh số cho vay tổ chức kinh tế

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Thế mạnh kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là chế biến lƣơng thực thực phẩm, thủy hải sản… Chính vì vậy, ngân hàng tập trung hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu thủy hải sản… Thành phần kinh kế này chiếm tỷ trọng cao do nhu cầu vốn của họ lớn, thể hiện nhƣ sau: năm 2012 là 106.941 triệu đồng, giảm 13,9% so với năm 2011 nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Năm 2013 tăng nhẹ 0,84% so với năm 2012.

Ngân hàng đã tận dụng tốt thế mạnh của vùng để phát triển hoạt động tín dụng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, để thực hiện tốt điều đó thì đòi hỏi cán bộ tín dụng cần thƣờng xuyên nâng cao nghiệp vụ, kiểm tra,

giám sát các hoạt động kinh doanh của các đối tƣợng khách hàng để giảm thiểu rủi ro.

c. Doanh số cho vay theo ngành

Do đặc thù của ngân hàng có những đối tƣợng phục vụ riêng. Đối với ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt đối tƣợng chủ yếu là cho vay ở nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh việc xem xét tình hình cho vay theo thời hạn thì, đối tƣợng khách hàng thì cần phân tích theo ngành kinh tế để thấy đƣợc ngành nào chiếm ƣu thế để tiếp tục phát huy, những ngành nào có tiềm năng để chúng ta phát triển trong tƣơng lai. Sau đây là bảng doanh số cho vay theo ngành của ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt qua ba năm:

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % CN, chế biến 71.457 71.786 72.098 329 0,46 312 0,43 Nông nghiệp 73.831 68.953 77.145 (4.878) (6,61) 8.192 11,88 Ngành khác 9.761 6.326 8.537 (3.435) (35,19) 2.211 34,95 DS cho vay 155.049 147.065 157.780 (7.984) (5,15) 10.715 7,29

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011- 2013

 Doanh số cho vay ngành nông nghiệp

Qua bảng số liệu ta thấy ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác, mặc dù qua các năm có tăng, giảm. Cụ thể là năm 2011 giảm 6,61% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số cho vay nông nông nghiệp tăng lên 11,88% so với năm 2012. Mục đích chủ yếu của vay nông nghiệp ở đây là cải tạo vƣờn tạp, trồng lúa và chăn nuôi các đàn gia súc vật nuôi, những ngành nghề này ít tốn chi phí chủ yếu là vốn sẵn có từ gia đình, do đó hiệu quả mang lại cho ngƣời dân cao hơn. Vì thế, việc cho vay thuộc ngành này đƣợc ngân hàng ƣu tiên.

 Doanh số cho vay ngành công nghiệp, chế biến

Có thể thấy đƣợc, doanh số cho vay tại ngân hàng thì ngành này chỉ đứng sau ngành nông nghiệp. Biểu hiện là năm 2012 tăng 0,46% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 0,43% so với năm 2012. Đây là lĩnh vực đầu tƣ thế mạnh của các tỉnh Đồng bằng song Cửu Long, đặc biệt là chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Chính vì vậy, tỷ trọng cho vay đối với ngành nghề này là rất cao tại ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang - Phòng

giao dịch Tân Phú Thạnh mà chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản và xuất khẩu gạo.

 Doanh số cho vay ngành khác

Những năm gần đây, kinh tế tỉnh Hậu Giang phát triển. Nhiều đối tƣợng tập trung buôn bán kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau (vật liệu xây dựng, tạp hóa, dịch vụ cầm đồ…) do đó nhu cầu về vốn cũng tăng theo. Năm 2011, doanh số cho vay ngành khác là 9.761 triệu đồng, đến năm 2012 giảm 35,19% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 34,95% so với năm 2012. Nguyên nhân năm 2012 giảm là do trong năm này lãi suất thị trƣờng tăng cao nên ngân hàng không tập trung vào các ngành này.

Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt có thế mạnh cho vay sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến cũng là ngành đầy tiềm năng vì chính là thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Ngân hàng cần phát triển cho vay trong hai ngành này. Bên cạnh đó, các ngành các nhỏ lẻ cũng cần đƣợc chú trọng để đa dạng hóa trong kinh doanh, thu hút KH đến với ngân hàng nhiều hơn.

4.1.1.2 Doanh số thu nợ

a. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Sử dụng vốn vay đúng mục đích không chỉ mang lại hiệu quả sản xuất, lợi nhuận cho ngƣời vay vốn mà còn mang lại lợi ích cho ngân hàng vì nhƣ thế khả năng trả nợ của ngƣời vay sẽ cao hơn. Do đó, phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng là một công việc không kém phần quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt kết quả giai đoạn 2011- 2013 nhƣ sau:

Bảng 4.4: Doanh thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 133.799 126.132 137.990 (7.667) (5,73) 11.858 9,4 Trung và dài hạn 23.108 19.487 21.262 (3.621) (15,67) 1.775 9,11 DS thu nợ 156.907 145.619 159.252 (11.288) (7,19) 13.633 9,36

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Nếu xét doanh số thu nợ về thời hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 85% và tỷ trọng nay ngày một tăng qua các năm.

 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm 5,73% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do trong năm này một số khách hàng làm ăn không hiệu quả, thậm chí thua lỗ, điều này đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của ngƣời vay vốn. Đến năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 9,4% so với năm 2012. Do những năm vừa qua, tình hình tiêu thụ và sản xuất các mặt hàng nhƣ gạo, cá… ngày càng tăng lên đáng kể, vốn vay sử dụng đúng mục đích đem lại hiệu quả cao tạo điều kiện cho các hộ nông dân trả nợ đúng hạn. Và một phần nữa là do nền kinh tế của tỉnh Hậu Giang đã có nhiều bƣớc phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

 Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Doanh số thu nợ trung và dài hạn có biến động qua các năm nhƣng không lớn lắm. Năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm 13,67% so với năm 2011. Năm 2013 thì tăng 9,11% so với năm 2012. Nguyên nhân là khi cho vay các dự án trung và dài hạn thì gốc và lãi sẽ phân ra trả thành nhiều kỳ thƣờng là theo năm. Trong khi đó, nguồn thu của khách hàng lại phụ thuộc vào chu kỳ của sản phẩm kinh doanh nên có sự chênh lệch giữa nguồn thu và nguồn trả nợ của KH dẫn đến việc nguồn thu của ngân hàng thƣờng không ổn định qua các năm.

Đối với ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang - Phòng giao dịch Tân Phú Thạnh, tình hình thu nợ diễn ra tốt. Do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.

b. Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng

Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện cụ thể cán bộ tín dụng có thực hiện tốt nhiệm vụ hay không. Nó cũng phản ánh khả năng sử dụng vốn vay của ngân hàng. Tùy theo đối tƣợng khách hàng của ngân hàng mà có cách quản lý thu hồi nợ cho phù hợp. Đây là bảng doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của ngân hàng qua ba năm 2011-2013:

Bảng 4.5: Doanh thu nợ theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Cá nhân 36.494 38.893 47.093 2.399 6,57 8.200 21,08 TCKT 120.413 106.726 112.159 (13.687) (11,37) 5.433 5,09 DS thu nợ 156.907 145.619 159.252 (11.288) (7,19) 13.633 9,36

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

 Doanh số thu nợ cá nhân, hộ gia đình

Qua ba năm, doanh số thu nợ cá nhân, hộ gia đình có xu hƣớng tăng lên. Biểu hiện là năm 2012 tăng 6,57% so với năm 2011, năm 2013 tăng 21,08% so với năm 2012. Doanh số thu nợ cá nhân, hộ gia đình tăng chứng tỏ công tác thẩm định, cho vay của ngân hàng có hiệu quả. Khách hàng vay thuộc thành phần kinh tế này là những khách hàng có nguồn trả nợ thực hiện tốt trong việc trả nợ vốn vay.

 Doanh số thu nợ tổ chức kinh tế

Trong những năm qua, ngân hàng hoạt động có nhiều thuận lợi, đồng vốn xoay vòng, các tổ chức kinh tế có khả năng trả lãi và trả vốn vay cho ngân hàng, họ đã đƣợc uy tín đối với ngân hàng. Loại hình này đang khẳng định thế mạnh trong kinh doanh và có vai trò khá quan trọng đối với ngân hàng. Doanh số thu nợ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao trên 70%. Năm 2012, doanh số thu nợ tổ chức kinh tế giảm 11,37% so với năm 2011, đến năm 2013 tăng lên 5,09% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng doanh số cho thu nợ là do công tác thẩm định tốt nên đối tƣợng vay này trả đúng hạn. Mặt khác, do ngân hàng cơ cấu lại các khoản vay theo thời hạn tín dụng cho phù hợp với nguồn vốn huy động nên các thành phần này cũng đƣợc cơ cấu lại.

Doanh số thu nợ theo đối tƣợng khách hàng biến động qua các năm. Tuy

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)