Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 96)

Trong họat động kinh doanh, rủi ro tín dụng là một điều tất yếu. Phân tán rủi ro là giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với hoạt động của ngân hàng. Việc phân tán rủi ro có thể thực hiện qua các hình thức sau đây:

- Phân tán dƣ nợ: Thực hiện dƣới các hình thức nhƣ cho nhiều khách hàng vay, cho nhiều ngành kinh tế vay, giới hạn số tiền vay. Hơn nữa, ngân hàng cũng thận trọng với các KH kinh doanh trong lĩnh vực nhƣ giải trí, bất động sản…

- Bên cạnh việc kinh doanh cho khách hàng vay để thu lãi thì ngân hàng cần phát triển thêm các dịch vụ tiện ích không những thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn mà còn giúp cho ngân hàng có thu nhập về mặt này và góp phần phân tán rủi ro trong kinh doanh.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm qua, hoạt động của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt đã đƣợc nhiều thành quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Cũng nhƣ bao ngân hàng khác với chức năng chính là kinh doanh tiền tệ mà đối tƣợng chủ yếu là ngƣời dân trên điạ bàn và các vùng lân cận. Điều này cho thấy đƣợc vai trò to lớn của ngân hàng trong khu vực, đã giúp cho ngƣời dân ổn định sản xuất và từng bƣớc đi lên, làm cho kinh tế địa phƣơng ngày càng mạnh hơn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, thực hiện theo đúng chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng NH chủ yếu do nguyên nhân khách quan gây ra, thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu. Trong những năm qua thì tỷ lệ của nợ xấu của ngân hàng duy trì ở mức thấp 1,42% - 1,93%. Để đạt đƣợc những kết quả trong hoạt động kinh doanh ấy thì phải kể đến sự lãnh đạo sang suốt và nhạy bén trong kinh doanh của tập thể lãnh đạo NH, đã có những kế hoạch hợp lý đúng đắn trong kinh doanh, làm cho NH ngày càng phát triển. Nợ xấu của ngân hàng tăng nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện khách quan: thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh… ngƣời dân sản xuất không mang lại hiệu quả cao. Sự biến động của kinh tế khu vực và thế giới.

Sự phát triển của NH TMCP Bƣu Điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang - Phòng giao dịch Tân Phú Thạnh đã góp phần phát triển vào nền kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ trong thời gian tới. Vì vậy, để thực hiện góp phần vào nền kinh tế chung thì ngân hàng phải quan tâm đến việc đánh giá rủi ro tín dụng, nhằm đƣa ra những giải pháp hợp lý nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt

Có chính sách phân công khối lƣợng công việc phù hợp, tránh quá tải có thể gây ra sai sót hoặc giám sát việc sử dụng vốn, tình hình tài chính của các chi nhánh, phòng giao dịch.

Thực hiện đổi mới công tác quản lý chất lƣợng, tích cực nghiên cứu áp dụng thành quả công nghệ hiện đại vào công tác quản lý.

Thƣờng xuyên động viên cán bộ tín dụng học hỏi trao đổi kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác tín dụng. Nâng cao chất lƣợng phục vụ, thái độ nhiệt tình, niềm nở với khách hàng để thu hút nhiều khách hàng hơn.

Đào tạo cán bộ chuyên môn khảo sát đặc điểm kinh tế xã hội và xu hƣớng chung để có thể đề ra các kế hoạch tiếp thị, đi sâu vào từng đối tƣợng, lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách tín dụng chung của hệ thống.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Nhà nƣớc cần có những chính sách đƣa ra những cán bộ khuyến nông theo dõi tình hình sản xuất của địa phƣơng, để việc sản xuất của bà con hiệu quả hơn. Cần đầu tƣ cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân sản xuất, làm ăn hiệu quả.

Thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra thực tế việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nhằm có hƣớng phù hợp với tình hình thực tế, kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm nếu vi phạm.

Cần xây dựng hoàn thiện hệ thống trung tâm thông tin tín dụng chất lƣợng nhằm thu thập thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng phân tích và thẩm định một cách chính xác nhanh chóng, sẽ hạn chế đƣợc phần nào rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Cần Thơ.

Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt. Quản trị ngân hàng thương mại. Cần thơ: Nhà xuất bản Cần Thơ.

Phạm Anh Kiệt, 2011. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.

Ngân hàng Nhà nƣớc, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/04/2005 quy định: “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng”. Hà Nội, ngày 22/04/2005.

Ngân hàng Nhà nƣớc, 2013. Thông tư 02/2013/ TT- NHNN “Quy định phân loại về tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dung dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Hà Nội, ngày 21/01/2013.

Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt:

http://www.lienvietpostbank.com.vn/gioi-thieu/chung-toi-la-ai/content/chung- toi-la-ai [16/9/2014].

5 năm Lienvietpostbank: Những điều chứng ngộ

http://www.lienvietpostbank.com.vn/tin-tuc-su-kien/tin-lienvietpostbank/noi- dung/5-nam-lienvietpostbank-nhung-dieu-chung-ngo [2/20/2014].

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)