Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 76 - 77)

Theo Điều 6 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc), tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ nhƣ sau: Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Trong đó, nợ đƣợc xem là nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Theo Điều 9 và 10 của Quy định đối với các khoản nợ bị xếp loại, ngân hàng thƣờng buộc phải trích lập quỹ dự phòng. Trong trƣờng hợp rủi ro xảy ra thì sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Sau đây là tình hình nợ xấu của ngân hàng phân theo nhóm nợ qua ba năm 2011-2013:

Bảng 4.11: Nợ xấu theo nhóm nợ của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nhóm 3 425 450 446 25 5,88 (4) (0,89) Nhóm 4 517 562 579 45 8,70 17 3,02 Nhóm 5 512 818 915 306 59,77 97 11,86 Nợ xấu 1.454 1.830 1.940 376 25,86 110 6,01

Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

 Nhóm 3

Nợ dƣới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc hoặc lãi. Nợ nhóm 3 của ngân hàng tăng, giảm qua ba năm. Cụ thể nhƣ sau, năm 2011 là 425 triệu đồng, năm 2012 tăng 5,88% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ nhóm 3 tăng là do một số khách hàng có thiện chí trả nợ nhƣng gặp một số vấn đề nhƣ thất mùa, thiên tai… do khách hàng vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Khách hàng chƣa thể trả nợ làm cho việc thu hồi vốn kéo dài thời gian, bắt buộc chuyển nhóm nợ nên nợ nhóm 3 tăng. Năm 2013 nợ nhóm 3 giảm 0,89% so với năm 2012, do khách hàng làm ăn đƣợc nên có khả năng trả nợ.

 Nhóm 4

Nợ nhóm 4 tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 8,7% so với năm 2011. năm 2013 tăng 3,02% so với năm 2012. Nguyên nhân là đa phần khách hàng không tính toán chính xác đƣợc nguồn thu của mình để trả nợ cho ngân hàng, thời gian trả nợ ngắn hơn thời gian thu tiền, khách hàng bị lệ thuộc vào ngƣời

mua hàng nên nảy sinh tình trạng cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, nợ nhóm 4 tăng cao một phần là do doanh số cho vay trong năm tăng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi đó công tác thu nợ gặp khó khăn nhƣ tác động môi trƣờng, giá cả thị trƣờng… diễn biến phức tạp ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng. Do đó, nợ nhóm 4 không ngừng tăng qua các năm.

 Nhóm 5

Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Ngân hàng buộc phải trích lập 100%. Nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng có giá trị tăng qua các năm. Đây là điều báo động đối với ngân hàng. Năm 2012 là 818 triệu đồng, tăng 59,77% so với năm 2011. Năm 2013 thì tăng 11,86% so năm 2012. Nguyên nhân nợ nhóm 5 tăng là do khách hàng bị phá sản hoặc vay tín chấp, một số khách hàng không có thiện chí trả nợ. Nhiều khoản nợ đƣa ra xử lý nhƣng công tác phát mãi tài sản còn chậm dẫn đến chi nhánh chƣa thu hồi đƣợc nợ.

Tóm lại, nợ xấu tăng là vấn đề quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong đó, nợ nhóm 4 và nhóm 5 tăng qua các năm, nhƣng đáng quan tâm nhất là nợ nhóm 5 vì đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu tăng qua các năm đòi hỏi cán bộ tín dụng cần phải có biện pháp xử lý để ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, giảm bớt khả năng phát sinh nợ xấu, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 76 - 77)