Hệ số khả năng khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 84 - 85)

Đây là chỉ tiêu bù đắp rủi ro tín dụng giống nhƣ tên gọi của nó. Bảng hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng đƣợc thể hiên qua bảng sau:

Bảng 4.18: Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dự phòng RRTD 1.067 1.197 1.206

Nợ xấu 1.454 1.830 1.940

Khả năng bù đắp RRTD (%) 73 65 62

Nguồn: Phòng Kế toán -Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, 2011-2013

Qua ba năm, ta thấy tỷ lệ này giảm dần. Năm 2011 là 0,73, đến năm 2012 giảm còn 0,65. Năm 2013 0,62 giảm 0,03 so với năm 2012. Điều này cho thấy khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng ngày càng không tốt, không đáp ứng đƣợc.

Ngân hàng không đáp ứng đƣợc khả năng bù đắp rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc kiểm soát tình hình nợ xấu của ngân hàng.

Qua phân tích các chỉ tiêu trên có thể nhận thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm vừa qua tƣơng đối tốt, tỷ lệ nợ xấu tăng nhƣng đảm bảo ở mức an toàn. Bên cạnh đó số tiền phải trích lập dự phòng tăng tỷ lệ thuận với nợ xấu là nguyên nhân chính đẩy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng lên cao. Tỷ lệ nợ xấu tuy đang ở mức đƣợc đánh giá là an toàn nhƣng đang có xu hƣớng tăng cao. Khả năng bù đắp rủi ro chƣa đáp ứng đƣợc. Điều này phản ứng xác thực rằng chất lƣợng tín dụng của ngân hàng chƣa tốt lắm. Trong thời gian tới, để có kiểm soát đƣợc chất lƣợng tín dụng, hạn chế mức thấp nhất nguy cơ mất vốn, giảm thiểu chi phí hoạt động do phải trích lập dự phòng thì ngân hàng phải hết sức nỗ lực trong công tác giám sát trƣớc và sau cho vay nhằm thu hồi các món nợ trong hạn. Ngoài ra, cần tiến hành nỗ lực thu hồi các khoản nợ xấu không để diễn biến tiêu cực hơn.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và là mối quan tâm hàng đầu đối với những ngƣời quản lý tín dụng. Mọi rủi ro phát sinh chủ yếu là do con ngƣời, khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Sau khi tìm ra những nguyên nhân, dấu hiệu của những rủi ro, chúng ta cần đƣa ra những giải pháp thiết thực nhất để khắc phục những rủi ro ấy.

4.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 TẠI NGÂN HÀNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt chi nhánh hậu giang, phòng giao dịch tân phú thạnh (Trang 84 - 85)