Một số yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX cấp Tỉnh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 30)

nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX cấp Tỉnh

- Hệ thống văn bản pháp lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng CBQL giáo dục và thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ CBQL các trường THCS như:

Thực hiện Quyết định 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;

Quyết định 09/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Quyết định số 840 ngày 18 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức và hoạt động của trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, thành phố;

Quyết định số 3481/GD&ĐT ngày 11/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Quyết định số 04 ngày 11 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp;

Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Bồi dưỡng CBQL;

Các loại văn bản của ngành yêu cầu bồi dưỡng cập nhật sau 5 năm và điều kiện bổ nhiệm phải có chứng chỉ bồi dưỡng CBQL;

Học viên hệ Bồi dưỡng CBQL trường Trung học cơ sở là CBQL hoặc nguồn kế cận CBQL được Phòng Giáo dục và Đào tạo chọn cử đi học;

Về quản lý nền nếp học tập và rèn luyện: Thực hiện quy định công tác quản lý học viên, sinh viên tại văn bản số 59/TTGDTX - QLĐT ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Giám đốc TTGDTX tỉnh.

- Nhận thức và năng lực của đội ngũ CBQL các TT GDTX cấp tỉnh phải đảm bảo trình độ là Thạc sĩ QLGD trở lên, có kiến thức sâu về lý luận quản lý, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý cơ sở giáo dục;

- Nhận thức và năng lực của đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn, phẩm chất đạo đức chính trị trong sáng, rõ ràng,..

- Ý thức, thái độ tham gia công tác bồi dưỡng của đội ngũ CBQL các trường THCS, nghiêm túc, nhiệt tình, ham hiểu biết;

- Điều kiện cần thiết về nguồn lực: vật lực, tài lực, tin lực cùng tham gia quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX cấp tỉnh.

Kết luận chương 1

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, họ là nhân tố quyết định sự thành đạt các mục tiêu quản lý nhà trường. Vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, hiệu quả quản lí và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của cấp học này.

Năng lực quản lý vừa là công cụ, vừa là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả quản lý. Do đó, nâng cao nghiệp vụ (năng lực) quản lý cho đội ngũ CBQL nói chung và hiệu trưởng các trường THCS nói riêng là một tất yếu khách quan nhằm giải quyết mối quan hệ giữa một bên là yêu cầu của xã hội về chất lượng giáo dục, chất lượng quản lý giáo dục với một bên là thực trạng năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL các trường THCS hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 30)