Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 44)

hạn chế, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý mặt công tác này ở chương 3 của luận văn.

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX tỉnh Thanh hóa

- Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX tỉnh Thanh hóa

2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

- Đối tượng khảo sát:

+ Cán bộ quản lý của TT GDTX Tỉnh là 13 người;

+ Cán bộ giáo viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng CBQL là 17 người; + Là 90 học viên của khóa 30 và khóa 31 (là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS của 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh) đang tham gia bồi dưỡng tại TT GDTX tỉnh Thanh Hóa.

- Địa bàn khảo sát: TT GDTX tỉnh Thanh hóa

2.2.4. Phương pháp khảo sát:

- Điều tra bằng bằng bảng hỏi (phụ lục 1)

- Phỏng vấn sâu GV và cán bộ tham gia bồi dưỡng (phụ lục 2) - Dự giờ các lớp bồi dưỡng

- Nghiên cứu các tài liệu, giáo án, sản phẩm thu hoạch của giảng viên và học viên

2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

2.3.1. Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung, hình thức bồi dưỡng Tính đến nay (2013) TTGDTX Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được các lớp với số học viên là:

- CBQL trường THCS: 36 lớp bồi dưỡng với tổng số người được bồi dưỡng là: 1.200 HV (chương trình 3.5 tháng); 328 HV (chương trình 1 tháng).

- CBQL trường Tiểu học: 42 lớp bồi dưỡng với tổng số người được bồi dưỡng là: 612 HV (chương trình 3.5 tháng); 634 HV (chương trình 1 tháng).

- CBQL trường Mầm non: 27 lớp bồi dưỡng với tổng số người được bồi dưỡng là: 1.091 HV (chương trình 3.5 tháng); 340 HV (chương trình 1 tháng).

Bảng 2.5. Thống kê số CBQL tham gia bồi dưỡng tính đến năm 2013

Loại hình THCS Tiểu học Mầm non

Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV 3.5 tháng 27 1200 33 612 21 1091 BS kiến thức (1 tháng) 9 328 9 634 6 340 Cộng 36 1528 42 1246 27 1431 (Nguồn từ Phòng BDNCTĐ – TT GDTX tỉnh)

2.3.1.1. Thực trạng thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng

Thực hiện Quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (thay thế QĐ số 3481) hàng năm việc rà soát lại chương trình đều được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và thực tiễn giáo dục. Nội dung chương trình còn được lồng ghép, bổ sung kịp thời trên cơ sở nắm bắt những thay đổi, những điều chỉnh của Bộ GD&ĐT về nội dung chương trình của các cấp học, bậc học kể cả những tiêu chuẩn, những quy định mới của ngành trong công tác cán bộ, công tác chỉ đạo dạy và học, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục và quản lý giáo dục của địa phương.

Bên cạnh những chuyên đề ở phần nội dung cơ bản theo chương trình 382; học viên còn được luyện tập một số kỹ năng giao tiếp của người quản lý như tổ chức một số buổi học khiêu vũ quốc tế ban đêm; giao lưu với các đối tượng đã tham dự bồi dưỡng của các khoá trước, giao lưu văn nghệ , Thể dục thể thao…

Nội dung chương trình bồi dưỡng theo Quyết định 382/QĐ-BGDĐT mang tính ứng dụng cao và sát thực tiễn. Chương trình được cấu trúc thành hai phần chính:

a) Kiến thức, kỹ năng về lãnh đạo và quản lý trường phổ thông.

Các nội dung này chủ yếu được thực hiện tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD, bao gồm các nội dung lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn được khái quát hóa phù hợp với đối tượng người học, nội dung gồm 5 module sau:

Module 1: Đường lối phát triển GD & ĐT Việt Nam

Thể hiện các quan điểm chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về GD&ĐT, định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong

khoảng 10 năm tới và các liên hệ vận dụng vào công tác quản lý giáo dục.

Module 2: Lãnh đạo và quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bao gồm các vấn đề tổng quan của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, quản lý trong bối cảnh thay đổi, liên hệ vận dụng trong quản lý ở các trường phổ thông.

Module 3: Quản lý Nhà nước về GD&ĐT

Trang bị các hiểu biết về vị trí, vai trò, nội dung của QLNN về GD&ĐT, tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý và những nhiệm vụ của quản lý nhà nước về giáo dục, liện hệ vận dụng thực thi ở các trường phổ thông.

Giới thiệu các quy định, nội dung, quy trình, phương pháp đánh gía và kiểm định chất lượng giáo dục các trường phổ thông, đây là một nội dung quan trọng trong đổi mới quản lý nhà nước về GD&ĐT, chuyển từ quản lý tập trung,

quan liêu sang quản lý, giám sát đánh giá bằng các quy định pháp lý, bằng các tiêu chuẩn tiêu chí kiểm định chất lượng.

Module 4: Quản lý nhà trường

Giới thiệu nội dung và luyện tập các kĩ năng cơ bản về công tác quản lý trường phổ thông, kỹ năng lập kế hoạch, các kỹ năng quản lý và phát triển nhà trường; kỹ năng quản lý quá trình dạy học, giáo dục; quản lý phát triển đội ngũ; quản lý tài chính tài sản; xây dựng văn hóa nhà trường; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin ...

Module 5: Các kĩ năng hỗ trợ quản lý trường phổ thông

Giới thiệu và rèn luyện một số kĩ năng hỗ trợ cơ bản như kỹ năng đàm phán, tổ chức hội họp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức sự kiện, giải quyết xung đột, xử lý tình huống khẩn cấp… để cán bộ quản lý trường phổ thông vận dụng trong quá trình quản lý nhà trường.

b) Nghiên cứu thực tế và viết tiểu luận cuối khóa

Phần thứ hai, tiếp nối sau quá trình thực hiện bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, học viên (CBQL các trường phổ thông) được học tập thực tế trong và ngoài Tỉnh (1 tuần ở các trường THCS) được yêu cầu phải hoàn thành một tiểu luận về vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ khóa bồi dưỡng để thực hiện đổi mới quản lý trường học nơi mình đang công tác, dưới sự hỗ trợ, tư vấn, giám sát và đánh giá của các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người học.

Bảng 2.6a. Ý kiến đánh giá về thực hiện chương trình, nội dung bồi

dưỡng TT Nội dung nhận xét Mức độ (%) Hợp lý Tương đối hợp lý Chưa hợp

1 Cấu trúc nội dung các phần của

chương trình 55,55 44,45 0

hành

3 Phân bố thời lượng cho từng

chuyên đề của chương trình 55,55 34,93 9,53 4 Cập nhật kiến thức mới trong

chương trình 25,40 50.79 23,81

(Khảo sát 9 GV + 54 HV = 63; 100% = 63 người)

Nội dung bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS tại Trung tâm GDTX tỉnh đang thực hiện, đã tập hợp được những nội dung cơ bản về lý luận QL về nghiệp vụ quản lý trường học, đáp ứng được nhu cầu nhất định của công tác QL nhà trường. Các nội dung được đề cập thực sự là lượng kiến thức cần thiết giúp cho học viên (các CBQL) nâng cao hiệu quả công tác của mình, những vấn đề như đường lối chủ trương, phát triển KT-XH, phát triển giáo dục; Nhà nước và quản lí hành chính Nhà nước, QLGD, QL nhà trường; công tác QL chuyên môn; cải tiến công tác QL nhà trường THCS là rất cần thiết cho đội ngũ CBQL nhà trường.

Chương trình và nội dung bồi dưỡng cho CBQL các trường THCS là nội dung cốt lõi của chương trình đã đáp ứng được hầu hết nguyện vọng của người học qua ý kiến đánh giá của 90 học viên lớp bồi dưỡng CBQL trường THCS khóa 30 và 31.

Bảng 2.6b. Tổng hợp các ý kiến đánh giá về đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng

TT Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá (%)

(1) (2) (3) (4)

1 Hiểu biết và kinh nghiệm của giảng viên

đứng lớp về nội dung bồi dưỡng 4 5 73 18

2 Hiệu quả lựa chọn và sử dụng các phương

pháp bồi dưỡng của giảng viên 10 13 54 23

3 Mức độ sẵn sàng giúp đỡ người học của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảng viên 0 13 61 26

4 Thời lượng của khóa bồi dưỡng 0 12 76 12

người học

(Chú thích: Mức độ 1: Là thấp nhất; mức độ 4: Là cao nhất)

Bảng 2.6c. Đánh giá chung về chất lượng giảng dạy các học phần của giảng viên ở các Module

TT Nội dung các Module Mức độ đánh giá (%)

Tốt Khá Trung bình Không ý kiến

1 Module 1: Đường lối phát triển GD & ĐT Việt Nam 72 22 6 0 2 Module 2: Lãnh đạo và quản lý 68 27,5 4,5 0 3 Module 3:Quản lý Nhà nước về

GD&ĐT 83 17 0 0

4 Module 4: Quản lý nhà trường 55 41 0 4

5 Module 5: Các kĩ năng hỗ trợ quản lý

trường phổ thông 68 32 0 0

2.3.1.2. Thực trạng thực hiện các hình thức bồi dưỡng

Từ 2010 đến nay, TTGDTX Tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện bồi dưỡng theo phương thức sau:

+ Đối với CBQL đương nhiệm và nguồn kế cận CBQL (đã làm quy trình bổ nhiệm): Tham gia bồi dưỡng liên tục 3.5 tháng/khoá (có bố trí một số ngày nghỉ giữa kỳ học); thường tập trung vào tháng 2 và tháng 9 hàng năm.

+ Đối với những CBQL đương nhiệm đã qua lớp BDCBQL theo chương trình 3.5 tháng (nêu trên), sau 5 năm sẽ tập trung Bồi dưỡng bổ sung, cập nhật và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ quản lý (theo chương trình 1 tháng), chủ yếu tập trung vào kỳ nghỉ hè.

Các đối tượng là CBQL trường THCS (hoặc nguồn kế cận CBQL được Phòng Giáo dục và Đào tạo chọn cử đi học) do Trung tâm GDTX Tỉnh Thanh Hoá trực tiếp thực hiện công tác Bồi dưỡng với đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ báo cáo viên là lãnh đạo, chuyên viên của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá; lãnh đạo, giáo viên của Trung tâm GDTX Tỉnh;

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 44)