Giới thiệu quy trình chuẩn bị và triển khai quản lý công tác bồi dưỡng tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 49 - 51)

dưỡng tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa

2.4.1.1. Quy trình chuẩn bị

+ Bước 1: Tham mưu cho Sở GD&ĐT Thanh Hóa, xây dựng văn bản để tiến hành khảo sát năng lực CBQL các trường THCS;

+ Bước 2. Phối hợp các phòng ban chức năng cơ quan Sở GD&ĐT Thanh Hóa để xây dựng mẫu phiếu khảo sát;

+ Bước 3. Phối hợp các phòng giáo dục và đào tạo của huyện, thống nhất nội dung và chương trình khảo sát.

+ Bước 4. Tiến hành khảo sát

- Phòng chuyên môn xây dựng câu hỏi khảo sát - Lập và in phiếu

- Phát phiếu cho học viên ở các huyện - Thu phiếu, tổng hợp kết quả

+ Bước 5. Gửi kết quả khảo sát về các phòng giáo dục và đào tạo của huyện

2.4.1.2. Quy trình triển khai

Bước 1: Tham quan, học hỏi kinh nghiệm triển khai Quyết định 382 tại Học

viện quản lý giáo dục. Thời gian: Từ 01 đến 10 tháng 7 năm 2012

Bước 2: Tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho việc biên soạn Đề cương bài

giảng và giảng dạy (Chủ yếu tại Học viện quản lý giáo dục và một số cơ sở đào tạo bồi dưỡng khác). Thời gian: Từ 01 đến 15 tháng 7 năm 2012

Bước 3: Phát triển chương trình, xây dựng quy chuẩn định mức thực hiện chương trình tại Trung tâm. Thời gian: Từ 15 đến 20 tháng 7 năm 2012

Bước 4: Triển khai phân công, biên soạn Đề cương bài giảng và tiến hành viết

Đề cương bài giảng. Thời gian: Từ 20 tháng 7 đến 05 tháng 9 năm 2012

Bước 5: Nghịêm thu Đề cương bài giảng (lần 1). Chỉnh sửa và hoàn thiện

Bước 6: Điều chỉnh quy chế học viên (chủ yếu điều chỉnh các tiêu chí

đánh giá hoàn thành khóa học). Thời gian: Từ 15 tháng 9 đến 20 tháng 9 năm

2012

Bước 7: Phân công giảng dạy và hoàn tất công tác chuẩn bị tổ chức bồi

dưỡng CBQL trường THCS K30. Thời gian: Từ 20 tháng 9 đến 01 tháng 10 năm

2012

Bước 8: Tổ chức bồi dưỡng CBQL trường THCS K30. Thời gian: Từ 01

tháng 10 năm 2012 đến 11 tháng 01 năm 2013

Bước 9: Thăm dò kết quả thực hiện chương trình, sơ kết và điều chỉnh việc

thực hiện chương trình sau khóa bồi dưỡng. Thời gian: Từ 15 tháng 01 năm 2013

đến 30 tháng 01 năm 2013

Ban Giám đốc Trung tâm đã chỉ đạo Phòng chuyên môn triển khai theo đúng kế hoạch và quy trình thực hiện (9 bước).

Trong các bước thực hiện đều lập kế hoạch cụ thể, có đặt ra mục tiêu rõ ràng cho các bước, tạo điều kiện về thời gian và nguồn lực thực hiện.

Sau mỗi bước đều rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả và triển khai bước tiếp theo

Hiện nay, đang triển khai thực hiện bước 8. Mục tiêu của mỗi bước đều đạt được và làm cơ sở thực hiện cho các bước tiếp theo.

Việc tham quan học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm các tài liệu liên quan, kinh nghiệm của 45 năm bồi dưỡng CBQL là cơ sở để Trung tâm phát triển chương trình và tài liệu. Bộ đề cương bài giảng dùng cho lớp BDCBQL trường THCS đã hoàn thành sau 2 tháng và đã tiến hành nghiệm thu lần 1. Phòng chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp ý kiến học viên sau khóa học và tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập sau các Module cũng được cải tiến phù hợp với chương trình và yêu cầu về năng lực thực tiễn của người học (Viết thu hoạch, kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm khách quan bằng việc sử dụng phần mềm A CAPTIVATE 4).

Hướng dẫn viết Tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cũng được cải tiến theo hướng tăng cường năng lực hành động thực tiễn cho học viên. Các đề tài tiểu luận gắn với một hành động thực tiễn sau khóa học mà người học dự kiến sẽ làm (mang tính chất

một đề án), không mang tính chất một bản báo cáo nghiên cứu khoa học (giống như

đề tài một luận văn Thạc sĩ). Trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học viên lớp Bồi dưỡng CBQL trường THCS K30 đã lựa chọn các đề tài Tiểu luận và triển khai lập kế hoạch hành động. Ví dụ: Bồi dưỡng kỹ năng áp dụng kỹ thuật dạy học thông qua vai

trò của nhóm chuyên môn trong công tác dự giờ thăm lớp....; Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian...; Nâng cao chất lượng sinh hoạt 15 phút đầu giờ thông qua phương thức “hợp tác cùng tham gia”...; Giáo dục tinh thần tương thân tương ái cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động từ thiện....

Việc tổ chức triển khai công tác thực tế trong tỉnh và ngoài tỉnh cũng được cải tiến quan tâm đến kinh nghiệm thực tiễn vùng miền với những nét tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa, truyền thống...

Ngoài một số hoạt động ngoài giờ nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học viên như các khóa trước đây, Trung tâm cũng đã triển khai tập huấn cho học viên một số nội dung cập nhật về công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng Elearning.

Có thể nói các bước đi trong quy trình đều thực hiện một cách khá chắc chắn, đảm bảo mục tiêu đặt ra, đảm bảo được yêu cầu của chương trình. Cho đến nay, việc triển khai thực hiện đã đi vào nề nếp, có thể khẳng định thành công bước đầu trong quá trình thực hiện. Điều đó khẳng định một lần nữa vai trò của Trung tâm GDTX Tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD cho tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 49 - 51)

w