Biện pháp 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 73)

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.

a) Mục đích của biện pháp

Đổi mới nội dung chương trình tất yếu phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Với mục tiêu nâng cao năng lực hành động thực tiễn cho học viên, những kiến thức quản lý có tính hàn lâm, trong chương trình 382 được giảm nhẹ so với chương trình cũ. Bởi thế, trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải chú trọng nhiều hơn vào những nội dung gắn với thực tiễn quản lý nhà trường.

Những tác nghiệp trong việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà trường sẽ là những nội dung học viên cần nắm vững trong quá trình bồi dưỡng và trong tác nghiệp quản lý để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ quản lý tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, những bài kiểm tra viết dưới hình thức tự luận dùng để kiểm tra mức độ nhận thức của người học về những nội dung có tính hàn lâm về quản lý cũng cần phải được giảm nhẹ.

Vì vậy, đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

viên CBQL thông qua việc sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan trên Elearning (chủ yếu được thực hiện khi kết thúc Module 4- Module

Kỹ năng và nghiệp vụ quản lý nhà trường) là một cách thức đo lường kết quả học tập của học viên tham dự khóa bồi dưỡng QLGD, xác định mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học có được sau một quá trình học tập so với mục tiêu của chương trình.

b) Nội dung của biện pháp

Trong thời gian vừa qua, phòng bồi dưỡng nâng cao trình độ đã thiết kế

hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan và sử dụng công cụ đo lường ấy trên Elearning. Cách làm này một mặt giúp giáo viên có cơ sở để điều chỉnh phương

pháp và lựa chọn các đơn vị kiến thức trọng tâm, và điều quan trọng hơn giúp học viên điều chỉnh cách học, bổ sung những hiểu biết của mình trong cả lý luận và tác nghiệp quản lý.

Phòng bồi dưỡng nâng cao trình độ Trung tâm GDTX tỉnh đã triển khai có hiệu quả để kiểm tra kết quả học tập Module 4 - Module kỹ năng và nghiệp vụ quản lý nhà trường trong khóa bồi dưỡng CBQL các trường THCS K30, THCS K31.

Hiện nay có nhiều phần mềm chuyên dụng trong đó có phần mềm Adobe-Captivate 4, một phần mềm có thể tạo ra những nội dung E-Learning - một chức năng có thể giúp giáo viên thiết kế những bài giảng, sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.

Đối với việc sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra kết quả học tập, chức năng này có những tiện ích như:

- Khi thực hiện kiểm tra kết quả học tập, bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan được nhân thành nhiều đề thi khác nhau. Số đề thi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính toán của giáo viên trên số lượng học viên dự thi.

- Đề thi có thể được bảo mật bởi vì hệ thống câu hỏi chỉ cần soạn và lưu trong USB. Hoặc trong ngân hàng đề.

- Người kiểm duyệt và phụ trách chỉ cần chuyển hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ USB sang máy chủ. Máy chủ sẽ chuyển đề thi đến toàn bộ hệ thống máy trong phòng máy theo ý định. Mỗi một thí sinh dự thi được kiểm tra/ 1 đề. (Ví dụ: 10 thí sinh có thể được dự thi /10 đề khác nhau).

- Cài đặt và kiểm soát được thời gian dự thi. Cán bộ coi thi có thể điều khiển được thời gian bắt đầu làm bài và thời gian kết thúc trên máy chủ. Như thế, cán bộ coi thi sẽ khống chế được thời gian, kiểm soát được quá trình làm bài của thí sinh.

- Kết quả làm bài của người học sẽ được Captivate 4 tự động chấm điểm (tuỳ thuộc vào thang điểm mà giáo viên quy định) và hiển thị ngay sau mỗi câu hỏi. Học viên có thể biết được kết quả làm bài (tổng điểm) của mình khi làm xong hoặc hết giờ làm bài.

Như vậy, với hình thức kiểm tra này, người học có thể tự đo lường, tự kiểm tra được kết quả học tập một cách chính xác. Giáo viên cũng có cơ sở chính xác và chắc chắn để đánh giá kết quả của người học.

Để làm cho giáo viên và học viên CBQL hiểu rõ yêu cầu của việc kiểm tra kết quả của học tập thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Adobe-Captivate4.

c) Cách thực hiện biện pháp:

Kiểm tra kết quả học tập của học viên thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan là một cách thức kiểm tra nhằm nắm bắt từ

phía người học những thông tin về kỹ năng và nghiệp vụ quản lý mà học viên có được sau quá trình học tập để từ đó người dạy có thể điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp giảng dạy của mình. Giáo viên, có thể từ đó để hướng cho người học tới những mục tiêu học tập cao hơn so với mục tiêu truyền giảng kiến thức hàn lâm hiện nay, hướng tới dạy cho người học hiểu, áp dụng những gì đã biết, đã có để thực thi các nhiệm vụ quản lý tại các nhà trường, chủ động, linh hoạt đáp ứng yêu cầu của đổi mới công tác quản lý giáo dục hiện nay...

- Kiểm tra giúp người học xác định mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu học tập của mình so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những vấn đề cần bổ sung cho nhận thức và thực thi các nhiệm vụ quản lý tại các nhà trường từ đó người học sẽ tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình, tự bổ sung những kiến thức quản lý nhằm làm tốt hơn các nhiệm vụ quản lý nhà trường.

- Sử dụng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan nhằm đo lường kết quả học tập của học viên CBQL so với mục tiêu của chương trình. Đó là:

+ Kiểm tra những kiến thức và sự hiểu biết về lý luận quản lý mà học viên có được;

+ Những kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nào cần nắm chắc?

+ Thái độ và những mối quan tâm nào trong nghiệp vụ quản lý mà người học cần phát triển?

+ Có những thay đổi gì trong suy nghĩ, cảm giác và hành động thực tiễn?

Những thông tin trên rất có ích trong việc lên kế hoạch, kiểm tra lại các mục tiêu dạy học và trong việc thay đổi kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, việc kiểm tra bằng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan đơn giản nó chỉ là việc sử dụng một công cụ đo lường kết quả học tập của

người học nhằm giúp cả người học và giáo viên có được những thông tin phản hồi một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm điều chỉnh thái độ học tập (đối với người học) và điều chỉnh mục tiêu, phương pháp giảng dạy (đối với giáo viên).

Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan sẽ buộc người học phải ôn tập toàn bộ nội dung chương trình, tránh được học tủ, học lệch. Giáo viên sẽ kiểm tra được kiến thức của học viên một cách có hệ thống, trên hầu hết các nội dung cơ bản của chương trình.

Tổ chức cho giáo viên soạn các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan theo 8 dạng của phần mềm Captivate 4.

Để thực hiện việc này, giáo viên cần phải được hướng dẫn cách soạn một đề kiểm tra cho phù hợp với mục tiêu của chương trình và mục tiêu của chuyên đề. Từ trước đến nay, chương trình đào tạo giáo viên của các trường sư phạm thiếu hẳn mảng kiến thức này, vì vậy giáo viên hầu như không biết những nguyên tắc đơn giản nhất của việc soạn một đề kiểm tra cho có tính khoa học phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của khoa học giáo dục.

Như vậy, để soạn được một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan đúng yêu cầu, đặc biệt là đề kiểm tra trắc nghiệm cho một môn học hết sức mới mẻ - kỹ năng và nghiệp vụ quản lý nhà trường, giáo viên phải dựa vào những tài liệu của các nhà lý luận và khoa học giáo dục về kiểm tra trắc nghiệm khách quan, dựa vào các dạng câu hỏi của phần mềm Captivate 4 và đặc biệt phải nắm chắc mục tiêu của chương trình, của Module và của chuyên đề.

Để có một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tổ chuyên môn thực hiện theo các bước sau:

1. Sinh hoạt chuyên môn thảo luận, xác định và thống nhất các mục tiêu, nội dung trọng tâm từng chuyên đề. Các mục tiêu nội dung chuyên đề phải thống nhất với mục tiêu của Module và của toàn bộ chương trình.

2. Yêu cầu mỗi giáo viên tham gia giảng dạy các chuyên đề phải soạn được ít nhất 3 câu hỏi/1 chuyên đề với 3 dạng khác nhau. Các dạng câu hỏi phải phù hợp với định dạng của phần mềm Captivate 4.

Các dạng câu hỏi có thể là:

- Câu hỏi đa lựa chọn (có 2 dạng). Dạng câu hỏi này bắt buộc người học chọn một hoặc nhiều phương án mà giáo viên đưa ra

- Câu hỏi sắp xếp(có 2 dạng). Dạng câu hỏi này người học phải sắp xếp các câu trả lời theo phương pháp định sẵn của giáo viên. Phương án trả lời phải sắp xếp theo một trật tự đúng do giáo viên đưa ra

- Câu hỏi điền khuyết (có 2 dạng) Dạng câu hỏi này người học điền vào chỗ trống bằng cách lập nội dung vào hoặc chọn từ danh sách.

- Câu hỏi đúng-sai- Dạng câu hỏi này người học được lựa chọn một trong 2 phương án.

- Câu hỏi nối đôi (có 2 dạng) Dạng câu hỏi này người học phải ghép đôi các mục trong 2 cột cho phù hợp theo phương án đã định sẵn.

- Câu hỏi phân biệt. Dạng câu hỏi này người học phân biệt theo phương pháp định sẵn của giáo viên. Câu trả lời được coi là chính xác nếu tất cả các vùng đánh dấu đúng đều được lựa chọn.

- Câu hỏi trả lời ngắn. Dạng câu hỏi này buộc người học điền vào có thể là một từ, một cụm từ hoặc một câu.

3. Việc làm này phải được tiến hành trước khi giáo viên và học viên thực hiện bài dạy, bài học trên lớp. Bởi vì, cách thức kiểm tra này mục đích không chỉ để đo lường được kết quả học tập của học vỉên so với mục tiêu của chương trình, của chuyên đề mà quan trọng hơn là để giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy (từ khâu soạn bài, lựa chọn nội dung trọng tâm cho đến thiết kế các câu hỏi, bài tập thảo luận trên lớp). Theo đó, người học cũng phải điều chỉnh cách học của mình, xác định đầy đủ và đúng đắn mục tiêu học

tập cho từng Module và cho từng chuyên đề. Mặt khác, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ khắc phục những điểm hạn chế của hình thức kiểm tra tự luận (trước khi làm bài kiểm tra, học viên tổ chức làm đề cương theo nhóm; mỗi nhóm một câu hỏi, một nội dung sau đó tập hợp lại và phát cho cả lớp).

Tiến hành tổ chức kiểm tra trắc nghiệm khách quan theo đúng quy trình. * Kiểm tra và duyệt đề thi.

Đây là khâu hết sức quan trọng bởi:

- Nội dung đề thi có thể không trọng tâm, không bao quát được nội dung chương trình, không có những câu hỏi gây nhiễu hợp lý để kiểm tra độ chắc chắn của người học.

- Các đáp án có thể thiếu chính xác bởi tính đa dạng của bộ môn thuộc khoa học xã hội.

- Giáo viên khi ra đề thi không nắm chắc các dạng câu hỏi để có thể phù hợp với phần mềm máy tính.

* Hướng dẫn cách thức thực hiện làm bài kiểm tra.

Do kỹ năng sử dụng máy tính của học viên CBQL giáo dục không đồng đều, mặt khác việc tiếp xúc với một số chủng loại máy tính của học viên chưa nhiều nên khâu hướng dẫn cách thức thực hiện để làm một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trên phần mềm Captivate 4 là hết sức cần thiết. Hiển nhiên, học viên chỉ được thực hiện cách thức làm bài ở một số đề kiểm tra giả định. Vấn đề cơ bản là chỉ giúp học viên biết thao tác trên máy tính để có thể đảm bảo thời gian làm bài theo quy định.

Thực hiện khâu này giáo viên giảng dạy chỉ cần nắm chắc các thao tác sử dụng chức năng này của phần mềm là có thể hướng dẫn được.

* Chuyển chương trình kiểm tra trên máy chủ và trên hệ thống máy tính

Trước giờ kiểm tra, người quản lý có thể chỉ cần mở chương trình kiểm tra trong USB trên máy chủ. Máy chủ sẽ chuyển các đề thi xuống hệ thống

máy tính theo chủ định của người quản lý sao cho các máy tính gần nhau không trùng đề thi. Người học khó có thể trao đổi trong quá trình làm bài. Cán bộ coi thi cũng có thể kiểm soát quá trình làm bài của học viên trên hệ thống máy chủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tiến hành kiểm tra

Mỗi đề kiểm tra học viên có thể làm trong 15 đến 20 phút tuỳ theo nội dung số lượng câu hỏi và ý định của người quản lý,

Kết thúc quá trình làm bài, học viên có thể biết ngay kết quả kiểm tra của mình. Kết quả đạt được (phụ lục 3)

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cài đặt phần mềm Adobe-Captivate 4 (phần này do cán bộ phụ trách kỹ thuật máy tính đảm nhiệm)

- Phòng chuyên môn nhập hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trên các dạng câu hỏi vào phần mềm đã cài đặt sẵn.

- Tạo các đề khác nhau trên các bộ đề gốc

- Khi tạo ra câu hỏi sẽ có một slide cuối cùng để tổng kết điểm của học viên. Để thêm các mục trong slide thông báo kết quả này.

- Captivate 4 cho phép xuất chương trình sau khi làm việc xong ra một bản chương trình chạy để học viên chỉ được phép mở ra thực hiện, không cho phép chỉnh sửa. Chương trình này cho phép thực hiện một cách độc lập trên các máy có cài hệ điều hành Windows.

- Căn cứ vào số lượng máy tính có trong phòng máy, Phòng chuyên môn tiến hành lập danh sách phòng thi và tổ chức kiểm tra theo quy định.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 66 - 73)