Những tác động mong muốn của hoạt động đến nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 77 - 78)

2. Các hoạt động dự kiến trong vòng 3 tháng

2.9. Những tác động mong muốn của hoạt động đến nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị

giáo dục ở đơn vị

- Tổ chức cho các em học nội quy giữ gìn vệ sinh môi trường tại nhà trường nhằm mục đích cho tất cả các em nắm được quy định về giữ gìn vệ sinh của nhà trường. Từ đó các em có ý thức thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Lập sơ đồ phân công công việc cho các lớp. Để các em nắm bắt được nhiệm vụ của lớp để thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cho tốt. Tránh tình trạng ỷ lại công việc cho lớp khác, giáo dục cho các em tính tự giác trong công việc và ý thức phải hoàn thành công việc được giao của mình.

- Tổ chức giao việc cho các em trồng, bảo vệ và chăm sóc cây hoa bởi vì để có một môi trường tốt ngoài việc giự gìn vệ sinh môi trường chúng ta còn phải cải tạo môi trường để môi trường trở nên thân thiện với mình hơn. Sống trong một môi trường sạch ngoài việc cho ta thấy vẻ đẹp của cảnh quan còn có lợi ích đó là cho ta một sức khỏe tốt để học tập và làm việc.

- Việc giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ thông qua các phong trào, các quy định mà còn thông qua các tiết học chính khóa nó giúp các em có thêm kiến thức về giữ gìn vệ sinh môi trường, từ đó các em vận dụng vào cuộc sống để tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tốt hơn.

Trên đây là một phần kế hoạch hành động của học viên trong quá trình học tập đã có ý tưởng như vậy. Sau khóa học trở về trường có thể phát huy ý tưởng vạch ra trong kế hoạch hành động.

Phòng chuyên môn còn gửi kết quả học tập toàn khóa gửi kết quả về Sở, về phòng giáo dục - đào tạo để phòng quản lý kiểm tra giám sát trong quá trình học viên về trường công tác.

- Thực hiện các bước kết hợp với cơ sở trong việc kiểm tra đánh giá kết quả của học viên sau khóa học như vậy sẽ có tác động đến người học. Ý thức học tập và chất lượng học tập cao đáp ứng được yêu cầu mục đích của bồi dưỡng.

- Tăng cường khảo sát chất lượng năng lực quản lý của CBQL đã học qua các lớp bồi dưỡng 3,5 tháng từ đó nắm được thực chất năng lực của CBQL đương nhiệm và có kế hoạch bồi dưỡng theo chương trình bổ sung cập nhật kiến thức 1 tháng.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng chuyên môn kết hợp với phòng giáo dục đào tạo các huyện có học viên đi học gửi thông tin của học viên qua địa chỉ gmail.

- Được sự đồng ý cao của Sở GD&ĐT và của phòng GD&ĐT các huyện vì vậy, phòng Chuyên môn cũng có điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc này.

- Được học viên đồng tình ủng hộ, để một lần họ được thể hiện năng lực và cố gắng trong quá trình học tập tại trung tâm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w