Thực trạng cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 45)

dưỡng

2.3.2.1. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL đã được Sở GD&ĐT, Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa coi trọng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm, bằng nguồn hỗ trợ của Sở GD&ĐT, bằng nguồn tiết kiệm chi của đơn vị, Trung tâm đã đầu tư hàng trăm triệu đồng bổ sung, lắp đặt hệ thống ánh sáng chuẩn, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học như mua, lắp đặt 40 máy tính màn hình phẳng, kết nối Internet phục vụ giảng dạy, học tập, công tác trong Trung tâm; lắp đặt 17 máy chiếu Projecter trên các phòng học của khu nhà 5 tầng; một thư viện 70m2, gần 2000 đầu sách... được thể hiện qua điều tra, tham dò ý kiến của 89 học viên như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ các lớp Bồi dưỡng nghiệp

vụ QLGD năm học 2012- 2013

TT Nội dung Mức độ đánh giá (%)

Đáp ứng tốt Tương đối Chưa tốt

1 Số lượng phòng học 79/89

(88,76) 9/89 (10,11) 1/89 (1,12) 2 Trang thiết bị phương tiện

phục vụ dạy và học 73/89 (82,02) 10/89 (11,23) 6/89 (6,74) 3 Phòng ở cho học viên 6/89 (6,74) 0 83/89 (93,25) 4 CSVC khác (nhà đa năng,

nhà để xe, khuôn viên,…)

47/89 (52,80) 17/89 (19,10) 25/89 (28,08) Kinh phí đào tạo hệ Bồi dưỡng cán bộ quản lý 100% thuộc ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị thực hiện để trả lương cho bộ máy, chi cho hoạt động chuyên môn.... Vì vậy, từ khi thành lập Trung tâm đến nay, học viên các lớp

Bồi dưỡng cán bộ quản lý không phải đóng học phí. Một số hoạt động khác đều được Trung tâm hỗ trợ kinh phí như: đi thực tế trong và ngoài tỉnh, giao lưu văn nghệ, thể dục - thể thao, học khiêu vũ quốc tế...

2.3.2.2. Về tài liệu bồi dưỡng

Trung tâm GDTX Tỉnh đã chủ động triển khai biên soạn đề cương bài giảng theo chương trình đã được xây dựng gồm các bài giảng dành riêng cho các lớp BDCBQL trường THCS (mỗi một bộ gồm 5 tập khác nhau). Hàng năm bộ đề cương bài giảng được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung và điều chỉnh và được khẳng định chất lượng, nhu cầu qua bảng điều tra của 89 học viên như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá về tài liệu bồi dưỡng tại các lớp bồi dưỡng nghiệp

vụ QLGD năm học 2012- 2013

Số lượng Chất lượng

Đầy đủ Thiếu Rất thiếu Tốt Bình thường Chưa tốt 48/89 (53,94 %) 41/89 (46,06%) 0 62/89 (69,66%) 19/89 (21,35%) 8/89 (8,98%) Qua số liệu thể hiện ở bảng 2.7 và 2.8 cho thấy: Cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng CBQL của trung tâm là rất tốt, chỉ riêng phòng ở cho học viên là chưa thể đáp ứng được (93,25%) trong giai đoạn hiện nay nhiều khó khăn. Về tài liệu học tập, qua các chỉ số cho chúng ta thấy kể cả về số lượng và chất lượng đều có số liệu xấp xĩ trung bình; một phần do công nghệ thông tin đã đáp ứng được sự hiểu biết đa chiều của người học, một phần do điều kiện in ấn, phát hành có tính chất thăm dò người học,…

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 45)

w