Giới thiệu về Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 37)

Ngày 06 tháng 6 năm 2003, thực hiện quyết định số 1847/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh và cũng từ đây tháng 6/2003, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh được UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Thanh Hóa giao chức năng nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên

và bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường Mầm Non, Tiểu học và THCS trên địa bàn toàn tỉnh.

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Thanh Hóa ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trung tâm bồi dưỡng CBQL, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (Trường Đại học Hồng Đức) và Trung tâm Bồi dưỡng Giáo dục (Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa);

Là đơn vị kế thừa, củng cố và phát triển những thành quả, kinh nghiệm của 45 năm phát triển và trưởng thành của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL GD trong tỉnh. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp tỉnh nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các hình thức và loại hình đào tạo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và biên chế được giao Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Thanh Hóa có 44 bên chế;

Căn cứ Quy chế 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 ban Quy chế tổ chức hoạt động của TTGDTX; TT GDTX tỉnh có 04 phòng chức năng:

1, Phòng Tổ chức – Hành chính với chức năng, nhiệm vụ: Giúp Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về công tác tổ chức, cán bộ; giúp Giám đốc tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của Trung tâm và điều phối hoạt động của Trung tâm theo chương trình, kế hoạch làm việc; Thực hiện công tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của Trung tâm; Công tác đối ngoại; các hoạt động báo chí tuyên truyền, công tác thi đua khen thưởng của Trung tâm.

2, Phòng Quản lý đào tạo với chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng liên kết hàng năm của Trung tâm và công tác khai thác nguồn tuyển sinh liên kết đào tạo; nhu cầu học tập của xã hội, ngành, nghề và loại hình đào tạo; Tham mưu cho Ban Giám đốc trình các cấp có thẩm quyền về trình tự, văn bản thủ tục mở các lớp liên kết đào tạo theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT, các văn bản pháp qui của Nhà nước cũng như các qui định của UBND tỉnh Thanh Hóa về liên kết đào tạo; Tham mưu cho

Ban Giám đốc về việc đấu mối với các trường Đại học, các Học viện xin chỉ tiêu đào tạo liên kết hàng năm; phối hợp với các cơ sở đào tạo tham mưu các biện pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo học tại Trung tâm nhằm đạt chất lượng và hiệu quả.

3, Phòng Ngoại ngữ - Tin học với chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho lãnh đạo kế hoạch tuyển sinh mở lớp tiếng Anh, Tin học đáp ứng nhu cầu người học; Giảng dạy, bồi dưỡng đối với hai bộ môn tiếng Anh, Tin học và tổ chức thi cấp chứng chỉ; Đảm nhiệm kỹ thuật hệ thống thiết bị thông tin phục vụ công việc và đào tạo của trung tâm.

4, Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ: (Đây là phòng chủ công thực hiện công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục). Tham mưu về các hoạt động chuyên môn: Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh;

- Khảo sát nhu cầu người học;

- Lập kế hoạch bồi dưỡng CBQL GD theo chương trình (cập nhật 1 tháng hoặc bồi dưỡng 3,5 tháng);

- Viết đề cương bài giảng theo Quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (thay cho QĐ số 3481)

- Lập kế hoạch học tập; Mời các giáo viên, giảng viên với những chuyên đề CBGV Trung tâm không đảm nhiệm được; Tổ chức quản lý lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS và quản lý các lớp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT, TT GDTX các huyện.

Thực trạng đội ngũ giảng viên ở Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa

Bảng 2.4. Bảng số liệu đội ngũ CBGV Trung tâm GDTX tỉnh

TT Năm Tổng số CBQL GVdạy hệ BD CBGV Trình độ 1 2011-2012 44 12 16 32 Thạcsỹ 15 Đạihọc 24 CĐ,TC , LĐPT 5 2 2012- 2013 40 13 15 27 14 20 6

+ Tăng +1 +1

- Giảm 4 -1 - 5 -1 -4

Số CBGV trong 2 năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013 có sự biến động:

- Năm học 2011- 2012: 44 trong đó CBQL 12, CBGV 32 Trình độ: thạc sĩ 15, ĐH 24, CĐ, TC và lao động phổ thông 5 Giảng viên dạy hệ BDCBQL 16 trong đó 15 th.sĩ, 1 ĐH

- Năm học 2012- 2013 tổng số 40 trong đó CBQL 13, CBGV 27 Trình độ: thạc sĩ 14, ĐH 20, CĐ 3, TC, LĐTP 3

Giảng viên dạy hệ BDCBQL 15 trong đó 14 th.sĩ, 1 ĐH

Trong số giáo viên giảng dạy hệ BD CBQL GD có 15 GV trong đó 7 GV cơ hữu ở phòng BDNCTĐ, 8 GV kiêm nhiệm ở các phòng ban khác.

Nhìn vào số liệu thống kê qua các năm ở trên thực trạng của đội ngũ giảng dạy cho hệ bồi dưỡng CBQL GD trình độ vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của GD hiện nay đang trong xu thế hội nhập cần phải đổi mới quản lý yêu cầu dạy hệ bồi dưỡng CBQL GD cần phải 100% là thạc sĩ. Trước những yêu cầu cấp thiết như vậy đến tháng 6 năm 2013 Trung tâm đã nhận thêm giáo viên có trình độ thạc sĩ về dạy cho hệ BD CBQL và hiện nay đội ngũ đã đạt chuẩn 100% là thạc sĩ.

a) Thuận lợi

Đội ngũ giáo viên hiện đã và đang trực tiếp giảng dạy hệ bồi dưỡng cán bộ quản lí tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh được kế thừa từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục tỉnh Thanh Hóa. Đội ngũ này hầu hết đều tốt nghiệp đại học các chuyên ngành văn hóa cơ bản nhưng với thâm niên công tác, bề dày kinh nghiệm, nhiệt tâm, nhiệt tình, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng CBQL, nên đã đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm vụ giảng dạy được giao cũng như nhu cầu của người học. Trong các khóa học, một số đồng chí là lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT tham gia báo cáo chuyên đề

trong chương trình, tham dự các buổi hội thảo khoa học đã làm tăng sức mạnh cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ.

Hiện nay (năm 2013) lực lượng giảng dạy không ngừng được bổ sung tăng cường. Số lượng giáo viên hiện có 15 đồng chí, trong đó 14 đồng chí có trình độ Thạc sĩ, tuổi đời bình quân 40, tuổi nghề 15 năm trở lên. Có thể nói, đây là một đội ngũ sung sức, yêu nghề, được đào tạo cơ bản nên kế thừa có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục - một nghề khá đặc thù và hết sức có ý nghĩa trong sự ổn định và phát triển của sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.

a) Khó khăn

Đội ngũ thường xuyên có sự biến động vì một số đồng chí đến tuổi về hưu, thậm chí trong một năm học có 3 - 4 đồng chí nghỉ hưu (chiếm 30% cán bộ giáo viên giảng dạy hệ Bồi dưỡng cán bộ quản lí). Đặc biệt từ đầu năm 2011 đến tháng 3 năm 2012, đơn vị đã trải qua một thời kỳ cực kỳ khó khăn về sự thiếu hụt đội ngũ giảng dạy (thiếu tới 30% số giáo viên giảng dạy theo quy định); trong khi đó, trên cơ sở ý kiến đề nghị mở lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lí trường học tại huyện Sở GD&ĐT đã chỉ đạo Trung tâm tiến hành mở lớp và trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng các lớp trên từ tháng 6/2012. Trước tình hình đó, toàn bộ số giáo viên kiêm nhiệm của Trung tâm (từ đồng chí Giám đốc, phó Giám đốc, trưởng, phó các phòng chức năng) đều phải huy động tham gia giảng dạy. Điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc hoàn thành các nhiệm vụ khác của đơn vị.

Bên cạnh đó, một số đồng chí không được đào tạo đúng chuyên ngành quản lí, chưa qua công tác quản lí trường, một số đồng chí giáo viên sức khỏe không tốt nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến công việc, nhất là chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 37)