Thực trạng kết quả bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 48)

2.3.3.1. Tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng

Căn cứ vào 2 tiêu chí cơ bản: xếp loại học tập và xếp loại rèn luyện của học viên để xếp loại hoàn thành khoá học.

a.1) Học viên lớp bồi dưỡng CBQL 3,5 tháng phải hoàn thành các nội dung theo quy định của chương trình:

- Module 1 + Module 2: tính điểm hệ số 3 (a1) - Module 3: tính điểm hệ số 4 (a2)

- Module 4:

+ Bài kiểm tra (Trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận) tính điểm hệ số 6 (a3).

+ Bài viết thu hoạch: tính điểm hệ số 6 (a4). - Module 5: tính điểm hệ số 3 (a5)

- Tiểu luận hoàn thành khoá học: tính điểm hệ số 7 (a6) - Nội dung nghiên cứu thực tế QLGD: tính điểm hệ số 3 (a7)

Đối với nội dung nghiên cứu thực tế: Tổng điểm cho cả nội dung thực tế trong tỉnh và ngoài tỉnh là 10 điểm (Thực tế trong tỉnh 5 điểm; thực tế ngoài tỉnh: 5 điểm).

Những học viên thực hiện tốt nội dung thực tế trong tỉnh, không tham gia thực tế ngoài tỉnh nếu có lý do chính đáng, chấp hành tốt nội quy, quy chế của Trung tâm, quy định của tập thể lớp thì điểm tối đa cho nội dung thực tế ngoài tỉnh là 2 điểm.

- Điểm trung bình học tập được tính như sau:

3a1 + 4a2 + 6a3 + 6a4 + 3a5 + 7a6 + 3a7

A =

32

a.2) Đối với lớp bồi dưỡng CBQL theo chương trình 1 tháng, học viên phải hoàn thành các nội dung theo quy định của chương trình:

- Module 1: tính điểm hệ số 1 (a1) - Module 2: tính điểm hệ số 1 (a2)

- Điểm trung bình học tập tính như sau: A = 2

2

1 a

a.3) Xếp loại học tập:

+ Xếp loại Xuất sắc: Điểm TB các Module từ 9 đến 10 + Xếp loại Giỏi: Điểm TB các Module từ 8 đến 8,9 + Xếp loại Khá: Điểm TB các Module từ 7 đến 7,9.

+ Xếp loại Trung bình: Điểm TB các Module từ 5 đến 6,9. + Xếp loại Yếu: Điểm TB các Module từ 5 trở xuống.

b) Về xếp loại rèn luyện: gồm có 4 loại A, B, C, D.

Ngoài các yêu cầu về tinh thần thái độ, ý thức học tập, rèn luyện, chấp hành các quy định chung của tập thể, tham gia đóng góp cho các hoạt động chung của lớp, phải căn cứ vào số buổi nghỉ học (kể cả có lý do) trong toàn khoá học, cụ thể như sau:

Nghỉ học trên 4 buổi không xếp loại A, trên 6 buổi không xếp loại B, trên 8 buổi không xếp loại C. Học viên không đủ điều kiện dự thi lần 1 thì không xếp loại rèn luyện A

c) Về xếp loại hoàn thành khoá học

- Xếp loại Xuất sắc:

Học tập Xuất sắc + Rèn luyện loại A + Thực hiện đủ các nội dung thực tế trong và ngoài tỉnh.

- Xếp loại Giỏi:

+) Học tập Xuất sắc + Rèn luyện loại A hoặc B. +) Hoặc Học tập Giỏi + Rèn luyện loại A. - Xếp loại Khá:

Học tập Khá + Rèn luyện loại A hoặc B. - Xếp loại TB: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học tập TB + Rèn luyện loại A hoặc B hoặc C. - Không xếp loại:

+) Những học viên xếp loại học tập loại Yếu. +) Những học viên xếp loại rèn luyện loại D.

* Cộng điểm đối với các học viên tham gia công tác quản lý lớp.

2.3.3.2. Đánh giá chung về các lớp bồi dưỡng

Có thể nói, sau một chặng đường thực hiện cho đến nay TTGDTX tỉnh Thanh Hoá đã khẳng định được vai trò của mình trong việc công tác bồi dưỡng CBQL trường Mầm non, Tiểu học và THCS trong tỉnh. Phần lớn học viên sau khoá học đã phát huy và vận dụng tốt những gì tiếp thu được từ khoá bồi dưỡng vào thực tiễn quản lý nhà trường. Sự trưởng thành của các học viên sau khoá học cũng đã được cơ quan quản lý cấp trên người học đánh giá và phản hồi lại bằng sự hợp tác tích cực trong công tác Bồi dưỡng cho những khoá tiếp theo.

Đội ngũ CBQL các nhà trường đã qua lớp bồi dưỡng 1 tháng hoặc 3,5 tháng thực sự đã có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục các nhà trường và các cơ sở giáo dục trong tỉnh.

Những đổi mới trong công tác quản lý tại các nhà trường đều có phần đóng góp của các học viên là các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và đội ngũ kế cận QLGD đã tham dự các lớp bồi dưỡng. Họ đã biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm quản lý đã nhận thức, tiếp thu được trong khoá học để cải tiến công tác quản lý, đổi mới phong cách tác phong làm việc của chính bản thân mình.

- Nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác Bồi dưỡng CBQL trường học ở một số đơn vị, một số cơ sở giáo dục trong tỉnh còn có những hạn chế.

- Khả năng tư duy và năng lực của học viên không đồng đều. Nhiều học viên thiếu tầm nhìn của người quản lý; tư duy hành động theo lối mòn, chậm thay đổi, nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 48)