Biện pháp 3 Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQLGD các trường THCS

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 66)

nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQLGD các trường THCS

a) Mục đích của biện pháp

Đổi mới phương pháp bồi dưỡng, sử dụng, phối hợp các phương pháp đạt tới mức độ thích hợp nhất, tạo nên sự gắn bó trong hoạt động dạy - học của cả giảng viên và học viên, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

học viên. Làm cho quá trình tiếp thu kiến thức và hình thành các kỹ năng của học viên đạt hiệu quả cao nhất.

b) Nội dung của biện pháp: b.1) Đổi mới pp bồi dưỡng

- Trước hết là đổi mới Chương trình. Thực hiện Chương trình mới của Bộ. - Thay đổi cách thức thi sau mỗi module theo hình thức trắc nghiệm và tesst trả lời ngắn…

- Thay đổi phương pháp giảng dạy. Giáo viên giảng dạy hầu hết dạy bằng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Hình ảnh, clips hỗ trợ cho bài dạy phong phú hấp dẫn.

- Thay đổi các tổ chức lớp học theo sơ đồ, học viên không thể tự động nghỉ học mà không có lý do.

- Thay đổi cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên sau mỗi khóa học.

b.2) Đổi mới hình thức bồi dưỡng

Hình thức bồi dưỡng, các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nói chung và nghiệp vụ quản lý giáo dục nói riêng nó đa dạng và không nhất định ở trên lớp, có thể nó sãy ra trong buổi giao lưu,… Hơn nữa nó có thể tồn tại dưới hình thức giảng viên hướng dẫn viết Tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cũng được cải tiến theo hướng tăng cường năng lực hành động thực tiễn cho học viên. Các đề tài tiểu luận gắn với một hành động thực tiễn sau khóa học mà người học dự kiến sẽ làm (mang tính chất một

đề án), không mang tính chất một bản báo cáo nghiên cứu khoa học (giống như đề tài

một luận văn Thạc sĩ). Trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, học viên lớp Bồi dưỡng CBQL THCS đã lựa chọn các đề tài Tiểu luận và triển khai lập kế hoạch hành động. Ví dụ: Bồi dưỡng kỹ năng áp dụng kỹ thuật dạy học thông qua vai trò của nhóm

chuyên môn trong công tác dự giờ thăm lớp....; Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian...; Nâng cao chất lượng sinh hoạt 15 phút đầu giờ thông qua phương thức “hợp tác cùng tham gia”...; Giáo dục

tinh thần tương thân tương ái cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động từ thiện....

Ngoài một số hoạt động ngoài giờ nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học viên như các khóa trước đây, Trung tâm cũng đã triển khai tập huấn cho học viên một số nội dung cập nhật về công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng Elearning.

c) Cách thực hiện biện pháp:

- Giáo viên giảng dạy dựa trên kế hoạch chung của phòng chuyên môn. Lập kế hoạch cho công tác giảng dạy của mình.

- Phòng chuyên môn theo dõi giảng dạy, việc thực hiện kế hoạch của giáo viên, nề nếp của học viên

- Mỗi tuần tổ chuyên môn họp và rút kinh nghiệm sau mỗi tuần thực hiện kế hoạch. Căn cứ triển khai cho công việc tuần tới.

- Phòng chuyên môn chủ động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá .

- Mỗi chuyên đề mới, Phòng chuyên môn cử giáo viên dự giờ để vừa học hỏi kinh nghiệm vừa bổ sung cho đồng nghiệp những hạn chế. Sau đó họp rút kinh nghiệm cho giờ dạy.

- Sau mỗi Module phòng chuyên môn yêu cầu học viên qua phiếu đánh giá giờ dạy của giáo viên, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy… để thu nhận thông tin và có biện pháp thay đổi cho các khóa sau.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 64 - 66)