Tình hình giáo dục cấp THCS tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 31)

Thanh Hóa là địa phương có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, với diện tích tự nhiên là 11.132 km2, và hơn 3,8 triệu dân trong một cộng đồng có 7 dân tộc anh em sống rãi rác trên 27 huyện, thị, thành phố (bao gồm: 24 huyện, 01 thị xã công nghiệp, 01 thị xã du lịch và 01 thành phố trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh); có 639 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 22 phường, 30 thị trấn và 587 xã. Phía Bắc giáp các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh HuaPhan (Lào); phía Đông giáp Biển đông.

100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh có trường THCS với 649 trường THCS năm học 2012 -2013 so với 648 trường THCS năm học 2011 – 2012 tăng 01 trường, do thành lập mới trường phổ thông cấp 2,3 Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia; năm học 2012 – 2013, cơ sở vật chất – thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng trường chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đạt 81,93% (trong đó THCS đạt 92,83%); toàn tỉnh có 892 trường học đạt chuẩn Quốc gia (trong đó THCS có 175 trường), các đơn vị có số trường đạt trường chuẩn Quốc gia vượt trội hơn là: huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Yên Định, Hà Trung, Thọ Xuân và Nga Sơn.

Bảng 2.1: Thống kê số liệu về số trường, lớp và số học sinh Năm học XD trường đạt chuẩn Quốc gia Số trường Số lớp (cả lớp ngoài công lập) Số học sinh (cả HS ngoài công lập) 2011-2012 154 648 5.809 185.701 2012-2013 175 649 6.025 184.200 (tăng+, giảm-) + 21 + 1 + 216 - 1.501

Từ số liệu ở bảng trên cho ta thấy các chỉ số của năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012: Số trường chuẩn Quốc gia tăng 21 trường, do các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nói chung, cho cấp học này nói riêng được quan tâm hơn; số trường tăng 1 trường, do khu kinh tế Nghi Sơn Tĩnh Gia đã đi vào hoạt động nên con em tăng theo tỷ lệ công nhân chuyển đến làm việc tại khu công nghiệp này; số học sinh giảm, có nhiều lý do như: Bỏ học tự nhiên, chuyển đi tỉnh khác theo gia đình, chết do bệnh tật, tai nạn,...

Trong năm học 2012-2013, số trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh là 649/649 trường; số giáo viên đạt giáo viên giỏi từ cấp huyện trở lên là 2.619/14.062 GV; số học sinh đạt học sinh giỏi là 39.237/184.200 HS. Ngoài ra toàn khối, cấp học đều rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tham gia các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh và tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w