Biện pháp 6 Tăng cường các hoạt động giao lưu, tham quan, nghiên cứu thực tế QLGD trong và ngoài tỉnh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 81)

2. Các hoạt động dự kiến trong vòng 3 tháng

3.2.6. Biện pháp 6 Tăng cường các hoạt động giao lưu, tham quan, nghiên cứu thực tế QLGD trong và ngoài tỉnh

nghiên cứu thực tế QLGD trong và ngoài tỉnh

a) Mục đích của biện pháp

Tăng cường các hoạt động giao lưu; tăng cường sự đoàn kết, gắn bó giữa các học viên; làm cho khóa học bồi dưỡng CBQL thực sự có ý nghĩa, tạo động lực phấn đấu cho các học viên trong quá trình công tác khi kết thúc khóa học.

Là cơ hội để học viên thực hành các kỹ năng cần có của người CBQL nhà trường. Các kỹ năng tổ chức sự kiện, giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm , kỹ năng thuyết trình…

Mỗi khóa học học viên đều được học khiêu vũ để giao tiếp tự tin năng động hơn khi đến các nhà trường các điểm tham quan du lịch. Học viên thực sự hứng thú khi được học khiêu vũ mạnh dạn hòa đồng nhiệt tình trong giao tiếp ứng xử. Đây là điều kiện để học viên đi nghiên cứu thực tế có điều kiện tạo lập các mối quan hệ.

b) Nội dung của biện pháp

Nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác quản lý là một trong những nội dung quan trọng của chương trình bồi dưỡng CBQL giáo dục.

Nội dung được phòng chuyên môn dựa trên nhu cầu học tập của học viên thống nhất kế hoạch và nội dung thực tế công tác quản lý giáo dục của học viên các lớp bồi dưỡng CBQL như sau:

- Tất cả các học viên đã được nghe báo cáo về tình hình chung của các nhà trường đến thực tế; về công tác quản lý nhà trường như: Quản lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, công tác xã hội hóa giáo dục, dân chủ hóa trường học, việc tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường, vấn đề nâng cao đời sống cán bộ giáo viên, về hoạt động, sự phối hợp công tác tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng trong nhà trường...

Đặc biệt các học viên đều được nghe và cùng trao đổi về những bài học kinh nghiệm trong quản lý trường học.

- Các học viên còn được tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động giáo dục diễn ra tại nhà trường, cách thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, việc phối hợp giữa các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường... .

- Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách để học tập rút kinh nghiệm về quản lý đặc biệt là các hồ sơ quản lý chuyên môn, lưu ý và ghi chép những cái mới, những sáng tạo trong phương pháp quản lý, kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên...

- Mỗi học viên dự được một số tiết dạy ở một số môn học, cùng trao đổi rút kinh nghiệm về cách thức tổ chức một giờ dạy, sử dụng các phương pháp, các phương tiện hiện đại vào giờ dạy, sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh và qua đó tìm hiểu cách thức quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn của nhà trường.

Ngoài ra, các học viên còn trực tiếp trao đổi, phỏng vấn lãnh đạo, giáo viên trong trường về việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, công tác quản lý giáo dục trong tình hình hiện nay. ...

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Việc tổ chức triển khai công tác thực tế trong tỉnh và ngoài tỉnh cũng được quan tâm, có nhiều đổi mới, nhũng năm trước đây chỉ cho học việ đi các tỉnh phía Bắc Nhưng gần đây khi đi thực tế ngoài tỉnh Trung tâm cho học viên tự chọn địa điểm nơi đến thực tế và đi mở rộng nhiều vùng miền với nhiều hình thức khác nhau. Trong nội dung học tập thực tế quan tâm đến kinh nghiệm thực tiễn vùng miền với những nét tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa, truyền thống... để học viên có điều kiện học hỏi nhiều hơn.

Công tác chuẩn bị: Để cho công tác thực tế quản lý được diến ra tốt đẹp

thì công tác chuẩn bị ban đầu là rất quan trọng.

- Phòng chuyên môn là phòn Bồi dưỡng nâng cao trình độ phải chuẩn bị đầy đủ các loại văn bản, hồ sơ thực tế của Đoàn, như quyết định thành lập đoàn công văn gửi đến các Phòng Giáo dục có trường thực tế, kế hoạch thực tế

- Đối với học viên: Tất cả các học viên đã chuẩn bị sẵn sàng và dự kiến những phần, những mảng công việc của người quản lý cần tập trung nghiên cứu, vừa để soi sáng những vấn đề lý luận, vừa để phục vụ cho viết tiểu luận cuối khóa, đồng thời góp phần tích lũy kinh nghiệm, bổ sung cho hành trang của người cán bộ quản lý nhà trường.

Đặc biệt, việc chuẩn bị kinh phí cho chuyến đi cũng đã được 100% HV chuẩn bị chu đáo. Ban Cán sự lớp đã lên kế hoạch thu chi rõ ràng, công khai, minh bạch với tinh thần đảm bảo mục đích yêu cầu của đợt thực tế và tiết kiệm.

- Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị tư tưởng, tinh thần cho học viên, hướng dẫn các nội dung, yêu cầu của đợt thực tế, hướng dẫn cách ghi chép, gợi ý một số nội dung cần phỏng vấn trao đổi đã được tất cả các đ/c trưởng đoàn chú trọng.

Nề nếp giờ giấc chung của Đoàn, của trường sở tại, yêu cầu đảm bảo an toàn cho chuyến đi đã được quán triệt đầy đủ trước khi đi thực tế.

Triển khai thực hiện:

Sau đây là kết quả của công tác thực tế quản lý giáo dục tại các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh của 2 lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS khóa 31 đạt được kết quả của đợt tham quan thực tế công tác quản lý trường học của 2 lớp như sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w