Đánh giá chung về thực trạng 1 Thành công

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 55)

2.5.1. Thành công

- Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thể hiện trong những năm gần đây đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định quan trọng liên quan đến chủ trương xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, đồng thời có những chính sách thích hợp đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

- Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đại đa số nhà giáo và CBQL giáo dục nhiệt

tình, có trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, đóng góp sức lực vào sự nghiệp phát triển giáo dục.

- Công tác quản lý, chỉ đạo của của Ngành đã bước đầu chú ý đến việc quản lý đội ngũ. Những năm qua, phòng chức năng cơ quan Sở GD&ĐT đã tham mưu với lãnh đạo Ngành có sự phối kết hợp chặt chẻ với các Sở, Ban ngành hữu quan của tỉnh, tập trung xây dựng và ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo như: Đề án xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2020, ...

- Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong những năm gần đây đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng của đội ngũ:

+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã được cụ thể hóa trong chương trình mục tiêu quốc gia; đội ngũ cán bộ trẻ và cán bộ nữ được quan tâm hơn.

+ Nhà nước đầu tư cho giáo dục về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập.

+ Chính sách sử dụng, đãi ngộ, chính sách lương và phụ cấp thâm niên đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng được quan tâm giải quyết nhằm khuyến khích giáo viên và CBQL học tập nâng cao trình độ.

2.5.2. Hạn chế

- So với nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD như hiện nay thì Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa có đội ngũ giảng viên còn nghèo nàn cả về số lượng và chất lượng; nhiều cán bộ giảng viên chưa kinh qua quản lý nên phần lớn các giờ lên lớp đang mang nặng tính hàn lâm, nội dung bài giảng chưa phong phú, kinh nghiệm thực tiễn ít,..

- Cơ chế, chính sách của các địa phương đã thông thoáng, tuy nhiên cũng còn có huyện ít quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ QLGD

cho CBQL và cán bộ “nguồn”. Công tác bổ nhiệm CBQL và luân chuyển CBGV trong ngành giáo dục thì huyện không giao cho Phòng giáo dục,..

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 55)

w