Biện pháp 2 Thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung bồi dưỡng theo quyết định 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 64)

dưỡng theo quyết định 382/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

a) Mục đích của biện pháp

Thực hiện chương trình Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo quyết định 382 ngày 20 tháng 01 năm 2012 (gọi là chương trình 382) được ban hành thay thế cho chương trình ban

hành kèm theo quyết định 3481(Ban hành năm 1997). Chương trình 382 được xây dựng với mục tiêu phát triển năng lực cho cán bộ quản lý trường phổ thông về lãnh đạo và quản lý trường học, chủ động trong đổi mới lãnh đạo, quản lý để phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của nhà trường và xã hội cho sự nghiệp phát triển GD&ĐT với nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

b) Nội dung của biện pháp

- Thực tiễn sau gần 15 năm thực hiện chương trình 3481 trên phạm vi toàn quốc, Hội nghị tập huấn về triển khai chương trình Bồi dưỡng CBQL

giáo dục ban hành kèm theo quyết định Số 382 ngày 20/01/2012 (do Bộ Giáo

dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội tháng 5/2012) đã chỉ rõ một số nhược điểm của chương trình 3481 như sau:

+ Nội dung chương trình nặng về lý luận chính trị, Lý luận quản lý Nhà nước, có những nội dung trùng lắp với một số lớp Bồi dưỡng của ngành giáo dục, của các đợt học tập Nghị quyết và sinh hoạt chính trị ở địa phương.

+ Phần trang bị kiến thức nghiệp vụ quản lý, kỹ năng tác nghiệp, khả năng giải quyết vấn đề của thực tiễn phát triển giáo dục đặt ra trong quá trình phát triển KT-XH chưa đáp ứng được yêu cầu của người học.

+ Thiếu những nội dung nhằm tạo nên các kỹ năng bổ trợ khá quan trọng trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, xã hội thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Mặc dù các cơ sở bồi dưỡng đã cố gắng cập nhật các quy định nhưng do thực tế thay đổi khá nhanh, thông tin nhiều và do sự bó buộc bởi khung chương trình quy định cho nên nội dung còn có những bất cập. Thời lượng bố trí các phần cũng chưa hợp lý theo thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu và mức độ quan trọng của yêu cầu thực tiễn QLGD.

- Thực hiện ngiêm túc nội dung chương trình 382.

+ Mục tiêu của mỗi chuyên đề được xác định thể hiện cái mà người học cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng với năng lực thực hiện công việc gắn với chuyên đề đó; biên soạn nội dung quán triệt được các mục tiêu của chuyên đề;

+ Tài liệu được biên soạn theo hướng mở, cập nhật, thể hiện rõ định hướng vận dụng vào thực tiễn quản lý ở cơ sở.

+ Chương trình có hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu nội dung hay vấn đề cần trao đổi thảo luận, theo đó cung cấp các thông tin cốt lõi để người học nắm được vấn đề chính.

+ Hệ thống tài liệu tham khảo rõ ràng, phù hợp, chú ý các tài liệu khoa học liên quan chứ không chỉ liệt kê hệ thống văn bản; mục tiêu của mỗi chuyên đề được xác định thể hiện cái mà người học cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng với năng lực thực hiện công việc gắn với chuyên đề đó; biên soạn nội dung quán triệt được các mục tiêu của chuyên đề;

+ Khi lên kế hoạch dạy học phòng chuyên môn đã thực hiện đúng với số tiết lý thuyết cho một chuyên đề là 5 tiết, số tiết thảo luận 7 tiết, 3 tiết tự nghiên cứu. Thực hiện tổ chưc thi cho mỗi module có một bài thi. Cuối khóa sau khi đi thực tế trong và ngoài tỉnh học viên làm bài tiểu luận cuối khóa. Điểm mới trong bài tiểu luận này so với bài tiểu luận của 3481 là: chương trình 3481 nội dung tiểu luận mang tính lý thuyết hàn lâm. Nhưng theo 382 tiểu luận chỉ là một kế hoạch hành động, học viên chọn đề tài mang tính cấp thiết cần thay đổi ở trường mình và lập kế hoạch để thực hiện thành công vấn đề mình lựa chọn.

+ Thực hiện nghiêm túc chương trình 382 là gắn lý thuyết với thực tiễn. Nên ngoài việc học 5 module mỗi khóa học còn được học 20 tiết về chuyên đề địa phương nhằm giúp học viên nhận thức được những thay đổi và những thành công hạn chế của địa phương về kinh tế, chính trị và giáo dục…

Như vậy phòng chuyên môn đã thực hiện nghiêm túc đầy đủ theo chương trình của bộ đã ban hành. Học viên, sau mỗi khóa học thể hiện trong bài thu hoạch của mình đều tâm đắc thích thú chương trình 382 vì có nhiều điểm mới sáng tạo phù hợp với đối tượng là CBQL trong giai đoạn hiện nay.

c) Cách thực hiện biện pháp:

- Mỗi giáo viên giảng dạy đều tham gia viết tài liệu cùng với nhóm biên soạn. từ đó giáo viên cập nhật kiến thức và lên lớp đúng với mục tiêu đã đề ra.

- Tài liệu phát cho học viên để tham khảo và định hướng cho học tập. - Bố trí phân công giáo viên giảng dạy và thời gian học tập của học viên phù hợp với công việc mà học viên đang đảm nhiệm ở cơ sở.

- Thời gian bắt đầu buổi học và kết thúc buổi học đúng 5 tiết trong đó 2 tiết lý thuyết, và 3 tiết thảo luận.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Trung tâm trang cấp đầy đủ về nhân lực: Giáo viên giảng dạy hệ CBQL đều là thạc sỹ, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy. Chính vì vậy đã tạo được uy tin đối với học viên.

- Vật lực. Trang bị đầy đủ CSVC cho phòng học có máy trình chiếu (giảng dạy theo giáo án điện tử) điều hòa, loa, micro và các thiết bị khác phục vụ công tác giảng dạy.

- Về tài lực: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tỉnh đã phục vụ tối đa cho công tác này cho phòng chuyên môn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w