Về nguồn gốc đạo Phật ở Việt Nam, xin tham khả o:

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 39 - 43)

- Trống đồng Ngọc Lu õ

1 Về nguồn gốc đạo Phật ở Việt Nam, xin tham khả o:

- Trần Văn Giáp, Le bouddhisme en Annam, des origines au XII è siècle, BEFFEO XXXII. Hà Nội 1932. 1& 2 : Thiền uyển tập anh ngữ lục, q. thượng, truyện Thơng Biện 1& 2 : Thiền uyển tập anh ngữ lục, q. thượng, truyện Thơng Biện

Phật giáo được truyền vào Bành Thành bằng đường biển. Nếu đã do đường biển thì đạo Phật chắc chắn đã đi qua Giao Châu trước bởi vì Giao Châu là điểm giao tiếp quan trọng và chủ chốt giữa Trung Quốc và thế giới bên ngồi.

Trung tâm Phật giáo Luy Lâu cĩ thể thành lập sớm các trung tâm Bành Thành và Lạc Dương. Trung tâm Luy Lâu cĩ thể là một căn cứ và bàn đạp cho Phật giáo đi sâu vào miền nội địa Trung Quốc. Sư Đàm Thiên cĩ lý khi cho rằng Giao Châu theo đạo Phật trước miền Giang Đơng của Trung Quốc.

Giao Châu ở sát ngay các nước chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và sử dụng phạn ngữ, lại gần gữi với văn minh Trung Hoa và ở đây đã dùng chữ Hán. Giao châu thuận lợi cả về mặt địa lý và ngơn ngữ văn tự cho sự truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Hoa. Như phần trên đã nĩi, hằng năm đều cĩ thuyền chở cống phẩm từ Giao Châu lên miền hạ lưu Trường Giang rồi từ đĩ, cống phẩm mới được vận chuyển tiếp về Lạc Dương. Chắc chắn rằng các tăng sĩ Ấn Độ đã từng nghĩ một thời gian ở Luy Lâu, học tiếng và chữ Hán, tìm hiểu tình hình chính trị, văn hĩa Trung hoa rồi mới theo thuyền buơn và thuyền chở cống phẩm đi tiếp lên miền Bắc.

Vậy trung tâm Luy Lâu cĩ thể được hình thành do sự viếng thăm của những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ theo thuyền mà tới bằng đường biển và đường sơng. Trong các chuyến đi xa hằng năm về phương Đơng tìm mua hương liệu quế, tiêu, ngà voi, vàng ngọc...các thương thuyền Ấn thường đặt bàn thờ đức Bơp Tát Quan thế âm (Avalokitesvara) và đức Nhiên Đăng (Dipankara) được nổi tiếng là những vị che chở cho thủy thủ được an lành ngồi biển khơi. Cũng trong các chuyến đi này, nhằm mục đích cầu và cúng dường tam bảo, thương nhân thường thỉnh theo thương thuyền một số vị tăng sĩ. Vào cuối thế kỷ thứ I trước cơng nguyên, khuynh hướng Phật giáo Dại Thừa đã nảy nở tại Ấn Độ, các trung tâm Amavarati (Amavarati), Na-ga-giu-kơn-đa (Nagarjunakonda) ở miền ven biển đơng nam Ấn Độ dần dần trở nên trung tâm Phật giáo truyền bá sang các nước khác.

Đạo Phật Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung Hoa tiếp tụïc truyền xuống.

Thương gia Ấn Độ Giao Châu phải ở lại đây cho đến năm tới, chờ giĩ mùa Đơng Bắc để trở về Ấn Độ. Một số tăng sĩ cĩ thể ở lại hẳn Luy Lâu. Họ sống với người Việt và Hoa kiều, và đã ảnh hưởng tới những người này bằng tiếng nĩi, lối sống và đạo Phật. Người Việt đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hĩa vật chất, ngơn ngữ và tinh thần Ấn Độ trong đĩ cĩ đạo Phật.

Tập luận thuyết đầu tiên về đạo Phật bằng chữ Hán – Lý hoặc luận- đã được viết lại tại Giao Châu vào cuối thế kỷ II. Tác giả là Mâu Bác (Mâu Tử – cĩ thể là một pháp danh, giống như Phật Tử – Mâu là Mâu ni) sinh vào khoảng 165-170, người Thương Ngơ, cuối đời Hán Linh Đế, sang Luy Lâu cùng với mẹ. Ở đây ơng đã đọc các sách của Nho, Lão và học Phật. Ơng viết cuốn sách này để đáp lại những sự khích bác về Phật giáo của những người khơng theo đạo Phật, nhất là những người khơng theo đạo Phật, nhất là những người theo Nho, Lão từ Trung Quốc qua Giao Châu tị nạn. Chắc rằng ở Luy Lâu ơng đã học Phật với các tăng sĩ

Ấn độ đang cĩ mặt tại đây và với tăng sĩ Giao Châu đã thụ giới xuất gia từ trước. Theo sách này, tăng giới Giao Châu thời đĩ đã khá đơng đảo.

Sách Tam Quốc chí (Ngơ chí, truyện Sĩ Nhiếp) cĩ chép lại một lá thư của Viên Huy gửi từ Giao Châu cho thượng thư lệnh là Tuân Húc năm 207, trong đĩ cĩ đoạn nĩi rằng Sĩ Nhiếp “khi ra vào thì đánh chuơng, khánh, uy nghi đủ hết, kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường; Người Hồ đi sát bánh xe đốt hương, thường cĩ đến mấy chục người”. Người Hồ là chỉ chung cư dân Ấn Độ và Trung Á. Đấy cũng là một chứng cớ về tính chất Ấn Độ của đạo Phật Giao Châu nửa cuối thế kỷ II.

Theo cổ Châu Pháp vân Phật bản hạnh ngữ lục trích từ báo cực truyện thì ở đời Sĩ Nhiếp đã cĩ hai vị sư là kỳ vực (Jivaka) và Khâu đà la (Ksucha) qua ở Luy Lâu. Ở đây hai ơng đã gặp ơng Tu Định, người Miên, qua trú ngụ ở làng Mãn Xá. Theo truyện đĩ, thì 4 chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lơi, Pháp Điện (tên nơm là Chùa Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Giàn, Bà Tướng) ở quanh Luy Lâu đều xây dựng dưới thời Sĩ Nhiếp. Vào thời đĩ, theo lời sư Đàm Thiên đã dẫn ở trên, Giao Châu đã dịch (từ Phạn ngữ sang Hán ngữ) 15 bộ kinh, tăng đồn đã cĩ hơn 500 vị và bảo tháp đã cĩ hơn 20 cái (cái gọi là “chùa”, từ chữ Ấn stùpa, lúc bấy giờ là tháp).

Như thế là từ thế kỷ II, ở Giao Châu đã cĩ sự thành lập tăng đồn, đã dịch kinh, đã dựng tháp làm chùa và đã cĩ cả sự sáng tác sách nĩi về Phật (những hình thức sinh hoạt Phật giáo thơ sơ hơn hẳn đã được thực hiện từ trước đĩ). Những kinh điển Phật giáo đầu tiên được phiên dịch hay tuyển dịch tại Giao Châu, như kinh Tứ thập nhị chương, đều nhằm đối tượng người xuất gia hơn là người tu Phật tại gia, nêu lên những quan điểm cơ bản về PHật Pháp, Tăng, quan niệm về Niết Bàn, về luân Hồi nghiệp Báo, về từ Bi, Bố Thí, Diệt Dục và cả về Thiền Định.... Qua những kinh này và sách Lý hoặc luận, ta thấy rõ tính ngưỡng bình dân về bụt đã xâm nhập vào Phật giáo Giao Châu và ở trung tâm Luy Lâu, Phật giáo cĩ tinh thần hịa đồng với các tín ngưỡng dân gian và cả Lão và Nho.

Bốn chùa Tứ Pháp ở Luy Lâu chắc chắn đã kết hợp với việc thờ các nữ thần nơng nghiệp bản địa.

Sau Mâu Tử, vị sư ở đầu thế kỷ III tại Giao Châu thường được nhắc tới là Khang tăng hội.

Cha mẹ Tăng hội gốc người Khang cư (Sogdiane), cư trú tại Giao Chỉ để buơn bán. Ơng sinh tại giao Châu, cha mẹ mất từ năm 10 tuổi. Lớn lên, ơng xuất gia đầu Phật và tu học rất tinh tiến. Ơng giỏi cả Phạn ngữ lẫn Hán ngữ (đĩ cũng là truyền thống chung của trung tâm Phật giáo Giao Châu). Ơng đã biên tập nhiều sách Phật, dịch, chú giải và viết Tựa cho một số kinh Phật. Sách của ơng, văn từ điển nhã, chứng tỏ Hán văn ơng khơng thu gì người Trung Hoa đương thời.

Khoảng niên hiệu xích ơ đời Ngơ (247 hoặc 255), Tăng hội thấy Phật giáo đã đứng vững chân ở Giao Châu, cịn ở miền Giang Đơng (hạ lưu dương Tử), sự hoằng pháp chưa đầy đủ nên ơng đã mang tích tượng sang kinh đơ Kiến Nghiệp, cất thảo am. Ngơ Tơn Quyền rất khâm phục Phật Pháp của Tăng hội, đã cho dựng chùa Xá Lợi. Từ đĩ Phật giáo ở Giang Đơng mới hưng thịnh. Ơng mất năm 280 (theo Cao tăng truyện). Trong thời gian này, một số

kinh Phật do trung tâm Lạc Dương dịch đã theo những người tị nạn mà được đem xuống và lưu hành tại Giao Châu. Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Lang cho rằng Thiền học Đại thừa Việt Nam khởi đầu bằng Khang tăng hội và Tăng hội cịn phải được xem là người đầu tiên (trước cả Bồ đề đạt ma) đem Thiền học phát huy ở Trung Hoa nữa. Tư tưởng cơ bản của Thiền Tơng là “Phật tại tâm” vì vậy mà Thiền học cũng cịn gọi là Tâm học và Thiền tơng cũng được gọi là Phật Tâm tơng. Tăng hội nĩi đến bốn phương pháp của thiền như là phương pháp để “chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì từ trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn để mà khử diệt”.

Cùng trong thế kỷ III, cĩ một vị tăng sĩ tên là Chi cương lương tiếp (kalasi–vi, dịch là Chính Vơ Ủy), người nước Nhục chi (Indoseythe) đã tới Giao Châu vào khoảng năm 255 – 256 và dịch nhiều kinh Phật tại đây trong đĩ cĩ kinh Pháp Hoa Tam Muội, cũng là một loại Thiền Kinh Đại Thừa. Như thế Chi-cương-lương-tiếp cũng thuộc hệ phái Phật giáo Đại Thừa và cũng cĩ khuynh hướng Thiền học.

Ngồi ra, ở thế kỷ III tại Giao Châu cịn cĩ sự Ma La kỳ vực (Marajivaka). Theo Cao tăng truyện và Phật tổ lịch đại thống tải, Ma la kỳ vực nguyên người Tây Trúc (Ấn độ) đã vân du khắp xứ, khơng ở yên một nơi. Ơng làm nhiều phép lạ, cĩ những hành động mà các đệ tử và tùy tùng khơng biết trước được. Ơng đến Phù Nam, đi học bờ biển đến Giao Châu rồi sang Quảng Châu. Ơng đến Lạc Dương đời Tấn Huệ Đế, năm 294, sau gặp biến loạn, lại trở về Tây Trúc. Vị sư này cĩ nhiều phép lạ, hẳng là đã cĩ khuynh hướng mật Tơng (cịn gọi là bí mật giáo).

Hiện nay chưa tìm ra được tài liệu nào nĩi về Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ IV. Tục Cao tăng truyện cĩ nĩi đến hai vị thiền sư ở Giao Châu thế kỷ V là Đạt-ma-đề-bà (Đharmadevà) và Huệ Thắng. Đạt-ma-đề-bà người Ấn độ đến Giao Châu vào khoảng giữa thế kỷ V để giảng dạy về các phương pháp thực hành Thiền học. Thiền sư Huệ Thắng là một trong những học trị của ơng. Tục Cao Tăng truyện viết “Thích Huệ Thắng là người Giao Chỉ, ở chùa núi Tiên Châu (Tiên Du), đã từng vân du khắp các miền sơng núi, thung dung giải thốt đọc kinh Pháp Hoa mỗi ngày một lần.... đã từng theo vị thiền sư ngoại quốc là Đạt-ma-đề-bà để học phương pháp quán hạnh về thiền, mỗi khi nhập định thì tới ngày mai mới xuất định”. Sau nhận lời mời của Thái Thú Nam Hải Lưu Tích, Huệ Thắng đã sang Bành Thành nhiều năm trước năm 487 để chỉ bày Thiền pháp đại thừa cho miền Giang Đơng. Như thế thì Đạt-ma-đề- bà đến Giao Châu cịn trước cả ngày Bồ đề đạt ma (được coi là Tổ đầu tiên của Thiền tơng Trung Quốc) đến Trung Hoa (năm 520).

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)