VỀ THĂM LAM KINH

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 84 - 86)

V. VĂN HĨA THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT.

VỀ THĂM LAM KINH

Từ trung tâm thành phố Thanh Hĩa, đi ngược về phía Tây chừng 50 km ta tới một vùng quê lịch sử – Lam Kinh – ở vùng núi Lam Sơn, cạnh con sơng Chu, thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hĩa.

Nơi đây, năm 1418 Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa, tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành lại nền độc lập thống nhất cho đất nước. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, vương triều nhà Lê được thành lập Thăng Long làm đế đơ và Lam Sơn được xây dựng làm Lam Kinh, với nhiều cung điện, đền, miếu đĩn vua, quan nhà Lê hàng năm về tổ chức lễ tế, ghi cơng đức tổ tơng và các bậc tiền liệt.

Theo sử cũ cho biết: Lam Kinh được vua Lê Thái Tơng cho xây dựng năm 1433 (năm Lê Lợi mất). Tiếp năm sau dựng thêm miếu Thái Mẫu, nhưng một nạn hỏa tai đã tàn phá các cơng trình. Năm 1448 vua Lê Nhân Tơng cho xây dựng lại các triều đại sau đĩ bổ sung thêm, cĩ nhiều điện nguy nga như điện Quang Đức, điện Sùng Thiếu, điện Diên Khánh... Lam Kinh trở thành một bức tranh tuyệt đẹp.

Khu vực Lam Kinh rộng khoảng 41 ha, đoạn sơng Chu uốn vịng chảy dưới cung điện gọi là Ngọc Khê, trước kia cĩ cầu bắc qua, nay sơng cạn, cầu đã mất. Cĩ hồ bán nguyệt nơi đây xưa các thi nhân đã ca ngợi: “Chen chúc hồ sen, ngát vị hương”. Lối lên, xuống cĩ bốn rồng đá lớn. Điện thờ hình chữ vương, nằm cao hơn. Hiện nay cịn hơn 50 tảng đá cịn lại, đường kính mỗi tảng đến 80cm, điều đĩ cho thấy cung điện cĩ quy mơ khá to lớn. Cĩ 17 gian nhà với diện tích chừng 1000m2 mặt nền được lát bằng gạch lớn, một lối đi ngắn dẫn từ điện đến hậu cung. Khu này gồm 9 gian, cấu trúc theo hình cánh cung, như ơm lấy điện thờ. Phía sau cĩ giếng ngọc, cĩ đường trục dẫn vào mộ Lê Lợi. Dãy thành bao quanh được dựng theo cách bố cục của các kiến trúc bên trong hình thành nên thành nội và thành ngoại.

Lam Kinh là nơi qui tụ nhiều bia mộ của các triều vua Lê. Ngày nay cịn lại bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi) dựng năm 1433, bia Chiêu Lăng (Lê Thánh Tơn) dựng năm 1498, bia Du Lăng (Lê Hiến Tơng) dựng năm 1505, bia Lê Túc Tơng (dựng năm 1504), và bia Hồng hậu Ngơ Thị Ngọc Dao (dựng năm 1498).

Mỗi mộ cĩ một bia, đáng chú ý nhất là bia Vĩnh Lăng. Đây là tấm bia to nhất nước ta cịn lại hiện nay. Bia cĩ chiều cao 2,7m rộng 2m dày 0,27m. Trán và diền bia cĩ chạm rồng, đám mây, hoa văn hoa lá. Đỉnh bia tạc theo hình vịng cung 1200, cĩ trang trí vịng trịn. Hai bên cĩ hai con rồng vươn đầu đối diện, nổi rõ trên nền đám mây chạm thưa. Phần cuối bia, nơi tiếp giáp với thần rùa là những hình họa tiết hình sĩng nước và các đường song hành kéo ngang kết cạnh của tấm bia. Mặt sau của bia cũng trang trí nhưng đơn giản hơn. Bia được đặt trên lưng con rùa lớn tạc bằng đá nguyên khối. Kỹ thuật khắc chữ trên bia rất đặc sắc, nét chữ sâu. Bia Vĩnh lăng do Nguyễn Trãi – một danh nhân và cơng thần của nhà Lê soạn thảo. Đây là một tài liệu lịch sử quí giá cịn được lưu giữ lại. Sự nghiệp của Lê Lợi và cuộc giải phĩng dân tộc ta đầu thế kỷ XV đã được trình bày đầy đủ, súc tích, hào hùng trên tấm bia.

Ngồi ra, cịn cần phải nhắc đến những con rồng đá ở bậc lên xuống điện thờ, đĩ là những phiến đá lớn tạc thành hình con rồng, dáng điệu hùng mạnh. những áng mây được thể hiện và bố cục rất khéo léo, tưởng như rồng đang vươn mình bay lên, trong hình tam giác bệ rồng chính giữa là một bơng hoa lớn đang nở với những nét chạm khắc dứt khốt. Đây là những sáng tạo mới của nền nghệ thuật khắc đá Việt Nam thế kỷ 15– 16.

Cùng với những di tích, danh thắng nổi tiếng tiêu biểu của xứ Thanh: núi Nhồi với tượng Vọng Phu (hình dáng một người phụ nữ bồng con chờ chồng), núi Đọ với di chỉ khảo cổ cùng trống đồng của nền văn hĩa Đơng Sơn, núi Nưa gắn với tên tuổi của Triệu Thị Trinh chống ách đơ hộ của nhà Ngơ và Hàm Rồng – địa danh đã ghi dấu trong những tháng năm chống Mỹ... Lam Kinh là một di tích lịch sử – văn hĩa lớn, một điểm du lịch hấp dẫn của xứ Thanh nĩi riêng và của đất nước Việt Nam nĩi chung.

Năm 1995, Lam Kinh được Nhà nước đầu tư 800 triệu đồng trong tổng số 22 tỉ đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt luận chứng phục hưng, trùng tu và tơn tạo từ năm 1995 đến 2005. Tỉnh Thanh Hĩa đã trùng tu bia Vĩnh lăng, khu lăng mộ Lê Lợi, xây dựng nhà bia, khu mộ Lê Thánh Tơng và tơn từ Hồng thái hậu Ngơ Thị Ngọc Dao, tu sửa miếu nhà Hậu Lê ở thành phố Thanh hĩa.

Lam Kinh là một di tích lịch sử văn hĩa chung của dân tộc, một địa danh du lịch hấp dẫn. Lam Kinh luơn mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của người Việt Nam nĩi chung và của người dân xứ Thanh nĩi riêng.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)