Văn hĩa dưới triều Nguyễn.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 54 - 55)

- Trống đồng Ngọc Lu õ

1. Văn hĩa dưới triều Nguyễn.

Văn hĩa dưới triều Nguyễn về cơ bản là rập khuơn theo văn hĩa nhà Thanh. Song dẫu sao sự vận động của văn hĩa dân tộc lúc này vẫn theo qui luật kế thừa những giá trị của văn hĩa ở các thời đại trước và do ý thức tự cường của dân tộc, đặc biệt là các nhà nho cĩ tâm huyết; nên văn hĩa thời này tạo được những thành quả đáng trân trọng. Chúng ta tự hào thời này cĩ những tên tuổi gắn liền với lịch sử, với văn hĩa của dân tộc như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá Quát, Nguyễn Cơng Trứ v.v… và đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Văn hĩa triều Nguyễn văn kế thừa và phát triển di sản quý báu của thời trước và đã cĩ nhiều nhà tư tưởng, nhà văn hĩa lớn và nhiều thành quả quan trọng” (văn hĩa và đổi mới – sđd, t.38) về văn hĩa dưới triều Nguyễn, ta cần chú ý mấy điểm sau:

1.1. Khoa cử

Dưới triều Nguyễn việc thi cử vẫn tiến hành. 1807, Gia Long đặt ra lệ thi Hương địa điểm thi Hương được mở như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hĩa, Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định, Gia Định, An Giang (chỉ 1 lần 1864). Thi Hương dưới triều Nguyễn trải qua 4 kỳ:

Kỳ 1 : Kinh nghĩa Kỳ 2 : Thi, Phú Kỳ 3 : Văn sách Kỳ 4 : Phúc hạch

Thời Gia Long, thí sinh đỗ 3 kỳ thi đầu gọi là Hương Cống (Cống sĩ) đỗ kỳ thi Phúc hạch gọi là Sinh đồ.

Đến thời Minh Mạng, thí sinh đỗ 3 kỳ đầu của thi Hương gọi là tú tài, đậu kỳ thi thi Phúc hạch gọi là cử nhân.

Gia Long đưa ra những qui định cho kỳ thi Hương. Những người khơng được đi thi: cĩ tang cha mẹ; bất hiếu với ơng bà, cha mẹ; loạn luân, cướp giật, trộm cắp, phản nghịch.

Thể lệ trong kỳ thi Hương : khơng mang theo sách vở; khơng rời khỏi lều thi; Nếu thơng đồng thì quan trường bãi chức thí sinh bị tội đồ; Nếu thi thay người khác thì bị bắt vào lính …. Thi Hội: Thời Gia Long chưa tổ chức. Đến 1822 (thời Minh Mạng) mới cĩ thi Hội (thi ở Kinh đơ Huế vào mùa xuân các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Những người như : Cử nhân, giáo thụ, Huấn dạo được tham gia thi Hội. Thi hội cĩ 4 kỳ thi :

Kỳ 1 : Kinh nghĩa

Kỳ 2 : Chiếu, Biểu, Luận Kỳ 3 : Thi, Phú

Kỳ 4 : Văn sách.

Người đậu thi Hội đủ số điểm qui định mới được tham gia thi Đình.

Thi Đình tổ chức ở kinh đơ Huế. Đề thi do vua chọn. Tồn hội đồng chấm. Người dân được phong là Tiến sĩ. Thời Nguyễn khơng phong Trạng Nguyên. Trong 39 lần th Đình nhà Nguyễn phong 2 Bảng Nhãn, 9 Thám Hoa và 546 Hồng Giáp và Phĩ Bảng (Năm 1829, Minh Mạng).

Thời Nguyễn cĩ 2 cơ quan : Quốc tử giám và Quốc sư viện.

Về sau, trước sự xâm nhập của văn hĩa phương Tây, đặc biệt là văn hĩa Pháp, thì nền nho học đi vào thế bế tắc, hủ lậu. Thực dân Pháp mở trường Pháp Việt, dạy chữ Pháp, chữ Quốc ngữ, và khoa thi chữ Hán cuối cùng được tổ chức dưới thời Nguyễn vào 1918.

1.2. Về nghệ thuật :

- Kiến trúc : kiến trúc dưới thời Nguyễn tập trung chủ yếu vào cung điện và lăng. Kiểu dáng thường phỏng theo kiến trúc đời Thanh hoặc kiến trúc Pháp. Cung điện bắt đầu xây từ thời Gian Long. Tiêu biểu là điện Thái Hịa. Đến thời Khải Định cung điện bắt chước theo kiến trúc Pháp (ví dụ điện Kiến Trung).

Lăng gồm Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức (lăng Vạn Niên), Thiệu Trị, Khải Định. - Sân khấu : dưới triều Nguyễn, sân khấu tuồng khá phát triển. Các vua, quan nhà Nguyễn rất thích xem tuồng. Trong hồng cung cĩ một đội tuồng cung đình chuyên phục vụ cho vua quan nhà Nguyễn. Nội dung các vở tuồng mang nặng tư tưởng phong kiến. Nhưng về nghệ thuật tuồng, đặc biệt là nghệ thuật diễn xuất đã cĩ những thành tựu đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)