VĂN HĨA VĂN LANG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 86 - 89)

V. VĂN HĨA THẨM MỸ CỦA NGƯỜI VIỆT.

VĂN HĨA VĂN LANG VIỆT NAM

Giao lưu văn hĩa là hiện tượng lịch sử đã cĩ từ thuở cĩ lồi người. Giao lưu văn hĩa cũng là bảo vệ văn hĩa. Xưa nay, bảo vệ văn hĩa dân tộc gắn liền mật thiết với bảo vệ độc lập dân tộc.

Nước Văn Lang (Âu Lạc) rơi vào trịng đơ hộ của Bắc phương từ trước Cơng Nguyên và mang ách đĩ trên một ngàn năm. Trong ngàn năm dịng nước suối hiền lành đủ thời giờ để bào mịn tất cả các khía cạnh của một hịn đá. Huống hồ nước chảy rất mạnh, đổ từ cao. Bắc phương đơ hộ Văn Lang là một nước lớn, bao giờ cũng đơng dân hơn, bao la hơn ta gấp mấy chục lần! Bắc phương lại là dân tộc cĩ văn hĩa cao hơn, nước ấy trong hàng chục thế kỷ nhất luật thực hiện một đường lối trước sau như một, đường lối “bình thiên hạ”, đường lối đồng hĩa, quyết đem tất cả về một mối. Kết quả của đường lối “bình thiên hạ” đĩ là tất cả các quốc gia dân tộc cổ đại dưới sơng Dương Tử và sau Ngũ Linh đều Hán hĩa, đều tiêu mất – Duy ngoại lệ cịn cĩ Văn Lang, đất nước tổ tiên Việt Nam; Sau hơn một ngàn năm bị đơ hộ, Văn Lang đã khơng chết mất, mà nĩ cịn xuất hiện trở lại với danh xưng Đại Việt, với các đặc tính dân tộc càng đậm đà hơn, với sức sống dân tộc càng mãnh liệt hơn. Vì sao? Vì sao ngàn năm nước chảy mà đá khơng mịn? Bài này khơng tìm cách lý giải trong đất hiểm tài cao mà xứ nào, dân nào cũng cĩ; bài này đi tìm lý giải trong các nguyên nhân văn hĩa, chủ yếu là trong những yếu tố tâm hồn, trong những hạt nhân tư tưởng của văn hĩa Văn Lang.

Xa xưa, ở Đơng – Nam châu Á, ở lưu vực sơng Hồng, sơng Mã cĩ một nước, khơng biết nước ấy tự lấy tên gì, nhưng nĩ khơng phải là một nước trong “thiên hạ” nhà Chu. Nĩ sinh ra độc lập, Bắc phương chưa với tới; họ gọi nĩ là Văn Lang. Dân tộc Văn Lang lại là một dân tộc định canh, định cư hồn tồn khơng phải là một “nước trên lưng ngựa” như các dân tộc ở miền Tây Bắc của Bắc phương. Định canh, định cư thì đất nước cĩ điều kiện phát triển rực rỡ, dân tộc cĩ điều kiện thuận lợi để xây dựng văn hĩa.

Nước Văn Lang khơng biết ra đời từ bao giờ, từ thế kỷ nào. Tiền sử cho là đêm đen, nhưng khoa học lịch sử xác định được niên đại của trống đồng sản phẩm đặc sắc nhất của Văn Lang, của thời đại Hùng Vương. Trong thời đại đĩ cộng đồng xã hội nguyên thủy phân hĩa để đi lên một trật tự mới trên cĩ vua Hùng, dưới cĩ Lạc hầu, Lạc tướng; Lạc dân cày cấy lạc điền, lễ hội theo tiếng trống đồng, chống xâm lăng bằng mũi tên đồng, vượt biển cả đến quần đảo Nam Hải bằng thuyền lớn, trồng lúa nứơc dư thừa thì chứa đựng bằng thạp đồng, làm nhiều mĩn trang sức bằng đá quý cho phụ nữ. Gần đây cĩ nhà khoa học thấy trên một trống đồng một quan niệm về vũ trụ và một thứ chữ viết sơ khai.

Như vậy, Văn Lang là một thực tế lịch sử, một nước bền vững lâu dài, cĩ bờ cõi, lịch sử, chế độ xã hội, phong tục tập quán của riêng mình. Trong thời đại như thế người Văn Lang tập hợp đủ điều kiện để sáng tạo một nền văn hĩa cĩ bản sắc Văn Lang, bản sắc dân tộc của riêng mình. Nền văn hĩa đĩ mang những đặc tính gì mà đã làm được nhiệm vụ bảo vệ đất nước khỏi bị đồng hĩa bởi hơn ngàn năm đơ hộ?

Người Văn Lang chưa cĩ chữ viết, cịn Bắc phương thì chưa đến Văn Lang, cho nên khơng cĩ chữ viết về xã hội Văn Lang, nhưng Văn Lang để lại cho các đời sau khơng ít

truyền thuyết, “Văn học truyền miệng” các thế hệ đều nhớ cả, về sau mới ghi bằng chữ. Tính chân thật của truyền thuyết tới mức nào, nhiều người đã bàn, ta khơng trở lại. Điều đáng chú ý là : trong số truyện cổ dân gian phong phú của Việt Nam, cĩ những truyện đứng đầu, nghĩa là tiêu biểu nhất, khơng cĩ chuyện nào nĩi về tạo thiên lập địa, về Thượng đế tồn lương, tồn năng mà phần lớn các truyện nếu khơng nĩi là tất cả, đều nĩi về nguồn gốc của dân tộc và của đất nước mình. Trí “siêu việt” khơng cĩ mấy mà ĩc “thực tế” thì đầy đủ cho cuộc sống của cộng đồng người Văn Lang. Tổng hợp lại nội dung các truyền thuyết căn bản thì cĩ thể thấy rõ 5 điểm tâm hồn, tư tưởng nổi bật hơn hết trong thời đại xa xưa ấy, mà lạ thay những điểm tâm hồn, tư tưởng xa xưa ấy đã theo dõi lịch sử dân tộc Việt Nam từ thuở ấy cho đến ngày nay. Năm điểm ấy khơng phải rời rạc mà kết thành hệ thống.

Thứ nhất: Nghĩa đồng bào. Nghĩa “đồng bào” là nội dung tư tưởng, tâm hồ của truyện họ Hồng Bàng, truyện Lạc Long Quân sánh duyên với bà Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con. Xét kỹ đây là di chúc đầu tiên, di chúc số một, của tổ tiên: hãy thương yêu nhau, hãy sống chết cĩ nhau, cĩ người lớn mạnh hơn ra rình rập ngồi cửa. Về sau sẽ cĩ câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người trong một nước đã phải thương nhau cùng, thì người trong một nhà, cùng tổ tiên, cùng một học sinh ra thì tự nhiên phải thương nhau thân thiết hơn nữa. Đây là khởi điểm của đạo thờ tổ tiên của ta.

Thứ hai : Sự tích nước Văn Lang hình thành bằng sự hợp nhất của 15 bộ lạc anh em. Trong văn học truyền miệng ngày xưa của nước ta khơng thấy cĩ chuyện xung đột, sát phạt nào giữa các bộ lạc. Thường lẽ nhất, tới nay vẫn cịn, trong sự lập quốc của các dân tộc, khĩ tránh cái lẽ tranh hùng, mạnh đặng yếu thua, lớn nuốt bé. Trái lại Văn Lang bắt đầu bằng sự hợp nhất cả vì lý, lẫn vì tình. Văn Lang tồn tại lâu dài bởi sự hợp nhất. Hợp nhất cũng là của tổ tiên ta. Thống nhất sức mạnh tồn tại của đồng bào ta đứng trước kẻ địch.

Thứ ba: “vì nước quên mình”; tư tưởng lớn này được tiêu biểu bởi truyện Ơng Giĩng. Truyện Ơng Giĩng là truyện anh hùng. Truyện anh hùng thì các dân tộc cổ đại đều cĩ, nhưng truyện anh hùng cứu nước như truyện Ơng Giĩng, truyện vì nước quên mình như truyện Ơng Giĩng, thì quả là khơng nhiều, ít cĩ lắm! Truyện Ơng Giĩng Văn Lang là truyện sức mạnh của tâm hồn. Truyện Ơng Giĩng thật ra là chủ nghĩa yêu nước trong như lọc. Đĩ là tâm hồn vì nước quên mình. Từ thuở đĩ đến mấy ngàn năm về sau, mỗi lần giặc vào biên cương tồn dân ta nhớ đến “gươm núi Sĩc, cọc Bạch Đằng” là vậy.

Thứ tư : Lẽ trị quốc trước hết là trừ bạo an dân. Tư tưởng trừ bạo an dân thịnh đạt nhất với Nguyễn Trãi nhưng nảy sinh từ thuở Văn Lang và tốt ra từ truyện lớn Lạc Long Quân diệt Thủy Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Về sau đến “Bình Ngơ đại cáo” cĩ câu “Việc nhân nghĩa cốt để an dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Lịng trừ bạo an dân của người Văn Lang đã được nĩi lên từ ngàn xưa. Kỳ vọng đẹp. Trách nhiệm cao. Nước nhỏ mà mạnh là nhờ vậy. Nếu chỉ cĩ chuyện diệt ba con tinh thì trăm đời sau con cháu nhớ để làm gì.

Thứ năm : Cuối cùng xin nĩi đến sự tín ngưỡng, sự tơn thờ, nghĩa là nĩi cái “Đạo” của người Văn Lang. Tư tưởng và tín ngưỡng thường cặp kè đi chung với nhau, đều thuộc về tâm hồn, thuộc về văn hĩa của một dân tộc. Qua các truyền thuyết cịn lưu lại đến ngày nay, tín ngưỡng đời xưa được nĩi lên quá rõ. Khá rõ là thuở ấy chưa cĩ một tơn giáo lớn nào đã hay

đang vào Văn Lang. Tuy vậy người Văn Lang cĩ tín ngưỡng của riêng mình. Hẳn là chủ nghĩa vật linh, thời xưa, dân tộc nào cũng cĩ. Nhưng kề bên hay là trước hết, cái đạo của người Văn Lang khơng phải là tơn thờ một vị Thượng đế tồn lương, tồn năng xa lạ, cao siêu mà tơn thờ chính tổ tiên của mình, tơn thờ các vị sáng lập ra nước mình, tơn thờ các anh hùng dân tộc cĩ nhiều cơng đức với quần chúng, tơn thờ khơng phải những thiên thần đâu đâu mà tơn thờ linh khí núi sơng của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)