- Trống đồng Ngọc Lu õ
3. Thời Bắc thuộc Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo truyền vào nước ta:
Đây là thời kỳ Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo bắt đầu truyền bá vào Đất Việt. Người Việt tiếp xúc với những tư tưởng của các giáo phái trên. Để cĩ thể hiểu rõ hơn về các giáo phái này, chúng tơi xin trích một phần trong cuốn “ Lịch sử Việt Nam tập 1, NXB ĐH và THCN, HN, 1985):
Trong bối cảnh tín ngưỡng và văn hĩa ấy, từ đầu cơng nguyên các luồng tư tưởng, tơn giáo lớn của Trung Quốc, Ấn Độ đã được mang vào đất Giao Chỉ: Đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật.
Nho giáo là một mớ những tư tưởng triết lý, đạo đức, thể chế cai trị đã cĩ ở Trung Hoa từ đời Tam Đại, nhất là đời Chu, đến cuối thời Xuân Thu (thứ VI thứ V trước cơng nguyên)
được Khổng Tử và các mơn đệ của ơng hệ thống hĩa rồi sau này ổn định lại trong những Kinh (ngũ kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu, người ta bảo rằng trước đĩ cịn cĩ kinh Nhạc, cộng là lục kinh, sau bị mất); những Thư (là tứ thư: Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử) tạo thành những “kinh điển” của Nho gia. Nho giáo cịn gọi là Khổng giáo – từ thời Hán trở đi dần dần trở thành ý thức tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa. Nho giáo chủ trương “tơn quân, đại thống nhất”. Ba cương lĩnh cơ bản của Nho giáo (Tam Cương) là: “Đạo vua – tơi”, “đạo cha – con“, “đạo chồng – vợ”..
Cùng với “Tam Cương” là “ngũ thường”, năm phép ứng xử luân lý và đạo đức là: nhân, nghĩa, lễ, tín, trí. Lễ được đăc biệt đề cao, “tiên học lễ”, tức là tơn trọng trật tự đẳng cấp xã hội hiện hành. Người mẫu của đạo Nho là người “quân tử” tức là người cúi mình tuân theo mệnh trời (Thiên mệnh), Trung với vua, Hiếu với cha mẹ...
Ngay từ thời Tây Hán, trong chừng mực nhất định, “Lễ giáo” Nho đã bắt đầu thâm nhập vào xã hội Việt cổ để làm cơng cụ nơ dịch nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần. Đĩ là sự chăm lo đầu tiên của bọn đơ hộ, song nĩ vẫn bị hạn chế rất nhiều trong suốt thời Bắc thuộc.
Đến cuối đầu cơng nguyên, hai thái thú Tích Quang, Nhâm Diên đã “dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa” ở Giao Chỉ, Cửu Chân, truyện Nhâm Diên trong Hậu Hán thư chép rằng năm 12 tuổi, Nhâm Diên đã hiểu rõ nghĩa kinh Thi, kinh Dịch, kinh Xuân Thu, nổi tiếng ở nhà Thái học, người ta gọi là “ thánh đồng họ Nhâm”
Vào thời Vương Mãng, số sĩ đại phu du cư sang Giao Chỉ khá đơng, hẳn đã giúp bọn quan lại đơ hộ trong việc truyền bá Nho giáo.
Đời Hán Minh Đế (58 – 75), người Giao Châu là Trương Trọng chăm sĩc, ăn nĩi giỏi, được cử làm kế lại quận Nhật Nam (thay thế thái thú vào kinh đơ tâu bày cơng việc với vua Hán) sau cử làm thái thú Kim Thành.
Trong thế kỷ II, Lý Tiến người Giao Chỉ cũng đã thơng hiểu kinh truyện, được bổ làm chức cơng tào (phụ trách một cơ quan chuyên mơn về thủ cơng) ở quận sau thăng dần đến chức kỵ đơ úy rồi thái thú Linh Lăng và khoảng năm 184 – 189 được cử làm thứ sử Giao Châu.
Bấy giờ ở Giao Châu đã cĩ một số người đỗ hiếu liêm (như cử nhân ngày sau), mậu tài (như tú tài ngày sau - do quận thú cử chứ khơng do thi mà đỗ) và được cử làm trưởng lại (quan lại hạ cấp) ở Giao Châu, theo lời xin của Lý Tiến nhưng khơng được làm quan ở trung nguyên vì sợ “hay chê bai, bắt bẻ triều đình”(1)
Về sau người Giao Châu là Lý Cầm – bấy giờ làm túc vệ ở điện đài kinh thành Lạc Dương – và những người đồng hương là bọn Bốc Long (5, 6 người) cố xin vua Hán cho người Giao Châu nếu đã cĩ hiếu liêm, mậu tài thì cũng được cử làm quan lại ở trung nguyên. Vua Hán chỉ cho một ngươi đỗ mậu tài làm huyện lệnh ở Hạ Dương, một người đỗ hiếu liêm làm huyện lệnh ở Lục Hợp. Sau Lý Cầm làm đến chức tư lệ hiệu úy (võ quan cao cấp)(2).
Xem thế đủ thấy việc bọn đơ hộ mở trường ở Giao Châu và truyền bá Nho giáo là chỉ nhằm đào tạo một số quan lại hạ cấp phục vụ cho chính quyền đơ hộ. Những người học ở