Đặc điểm bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 26 - 28)

quyết định hành chính

- Chủ thể có khả năng bảo đảm là chủ thể ban hành QĐHC

QĐHC là kết quả thể hiện ý chí của các chủ thể có thẩm quyền, thực hiện nhân danh nhà nước, vì lợi ích của nhà nước. Nội dung của quyết định không bao giờ là sự thỏa thuận ý chí giữa chủ thể quản lý và đối tượng chịu sự quản lý. Trong QĐHC, ý chí của nhà nước thể hiện một cách tập trung nhất. Chính vì QĐHC thể hiện ý chí nhà nước - ý chí mà không phải bao giờ cũng trùng với ý chí của đối tượng chịu sự quản lý, trong khi mục đích quản lý nhà nước chỉ có thể đạt được thông qua quá trình thực hiện các QĐHC nên QĐHC cần được nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tế. Nhà nước bảo đảm thực hiện QĐHC bằng nhiều biện pháp khác nhau như các biện pháp tổ chức, biện pháp kinh tế và các biện pháp cưỡng

chế nhà nước. Việc nhà nước bảo đảm thực hiện QĐHC là bảo đảm cho ý chí nhà nước được thực hiện, bảo đảm cho việc thực thi quyền lực nhà nước.

Chủ thể ban hành QĐHC của UBND tỉnh là UBND và Chủ tịch UBND, tuy nhiên quy trình xây dựng và ban hành QĐHC còn có các cá nhân, cơ quan soạn thảo, trình, góp ý kiến có tính chất quan trọng và bắt buộc vào dự thảo quyết định hành chính của UBND tỉnh cũng phải là những chủ thể có thẩm quyền luật định. Có thể nói chủ thể quyết định là chủ thể có vai trò chủ chốt trong việc ban hành QĐHC. Do vậy, chất lượng của QĐHC như thế nào phụ thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luật, năng lực chuyên môn và đạo đức của người lãnh đạo cơ quan đó. Nói cách khác, tính hợp pháp và tính hợp lý cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng chịu tác động trong QĐHC có được bảo đảm hay không phụ thuộc trước hết từ chủ thể ban hành QĐHC đó.

- Quyền con người được bảo đảm trong từng khâu trong quy trình ban hành QĐHC.

QĐHC được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định nhằm đảm bảo sử dụng quyền lực nhà nước đúng đắn và thống nhất. Chất lượng của QĐHC không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của từng hoạt động trong quá trình tạo ra quyết định mà còn phụ thuộc vào mức độ hợp lý của các hoạt động tiến hành. Thủ tục ban hành quyết định hành chính gồm các bước sau: sáng kiến ban hành quyết định hành chính, dự thảo quyết định hành chính, trình dự thảo, thông qua dự thảo, truyền đạt quyết định...Để có sản phẩm là một QĐHC hợp lý, hợp pháp, bảo đảm quyền con người, quyền công dân thì trong từng giai đoạn của quy trình ban hành QĐHC cần được bảo đảm tính chặt chẽ, hợp pháp, công khai, minh bạch, luôn chú trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị tác động bởi QĐHC đó, kể cả những QĐHC bất lợi.

- Để bảo đảm quyền con người trong quyết định hành chính cần bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính

Quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm từ phía các cơ quan, tổ chức, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ, bởi vì trong quan hệ với

Nhà nước, công dân vừa là người chủ Nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ xâm hại cao. Bằng việc ban hành các QĐHC, các cơ quan HCNN (chủ thể quản lý) đã làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp lý cụ thể, làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế, bộ máy HCNN hoạt động bình thường, đã trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức liên quan (đối tượng quản lý). Vì vậy, QĐHC được ban hành sẽ phát huy giá trị tích cực khi nó có tính hợp pháp và hợp lý; trái lại, QĐHC được ban hành sẽ xâm phạm quyền, lợi ích của đối tượng quản lý nếu không có tính hợp pháp và tính hợp lý (trái pháp luật) và ắt sẽ dẫn đến việc khiếu nại của đối tượng quản lý đối với quyết định đó.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 26 - 28)