KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 44 - 46)

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮCKẠN KẠN

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tình hình kinh tế - xã hội...những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố này có tác động nhất định đối với việc ban hành QĐHC của các cơ quan hành chính nói chung, của Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi được tái thành lập từ năm 1997, nằm trong khu vực Đông bắc Bắc bộ, có địa giới giáp với các tỉnh: Phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 4.859,41 km2 gồm 07 huyện và 01 thị xã (từ 5/2015 được công nhận thành phố trực thuộc tỉnh), với 122 xã, phường, thị trấn. So với các tỉnh vùng Đông Bắc thì tỉnh Bắc Kạn có diện tích lớn hơn Thái Nguyên, Bắc Giang... [7].

Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên đa dạng, phong phú, có nhiều thuận lợi và tiềm năng để Bắc Kạn phát triển về kinh tế - xã hội trên nhiều mặt, cụ thể: Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc (95,3% diện tích); tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá đa dạng, phong phú như vàng, sắt, mănggan, ăngtimon, vật liệu xây dựng và đá quý thuận lợi cho phát triển kinh tế khai thác chế biến khoáng sản… [7].

Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam. Vị trí của tỉnh có

địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nên gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi hàng hoá với các trung tâm kinh tế lớn cũng như các cảng biển; mạng lưới giao thông chủ yếu trong tỉnh chỉ là đường bộ nhưng chất lượng đường lại kém. Chính vị trí địa lí cũng như những khó khăn về địa hình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Về mặt an ninh quốc phòng, Bắc Kạn là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam [7].

Dân cư: Bắc Kạn là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009 thì Bắc Kạn có 294.660 người; cơ cấu dân tộc có 07 dân tộc chính cùng sinh sống: Tày, Kinh, Dao, Nùng, H’Mông, Hoa, Sán Chay; mật độ dân cư thấp 61 người/km2 [7].

Sau hơn 15 năm tái lập, Bắc Kạn đã từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên và đã đạt được những thành tựu bước đầu: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,2%/ năm. Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp: 43,01%, ngành công nghiệp 19,38%, ngành dịch vụ 37,61%. Tuy trình độ, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch và bước đầu phát triển khởi sắc nhưng chưa thật cân đối và bền vững. Các vấn đề xã hội như việc làm, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội...được thực hiện có hiệu quả, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực, nhưng do xuất phát điểm thấp, đến nay Bắc Kạn vẫn là tỉnh nghèo trong cả nước và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: Trình độ kinh tế còn ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế chưa đáp ứng với tiềm năng. Cơ sở vật chất mọi mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tốc độ đô thị hoá thấp, 83,80% dân số sống ở nông thôn và kinh tế chủ yếu dựa vào nông - lâm nghiệp; công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đáng kể, thu nhập và mức sống của nhân dân không cao, chất lượng dân số thấp, dân trí phát triển chưa cao, nguồn nhân lực trong tỉnh còn rất hạn chế, lao động có trình độ tay nghề chưa nhiều, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất khó thích nghi, hàng hoá sản xuất ra kém sức cạnh tranh và chậm phát triển, năng xuất lao động thấp, xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc... [7].

Từ những đặc điểm về điều kiện vị trí địa lý tự nhiên, với sự phát triển về hạ tầng, sự thay đổi về kinh tế - xã hội đã có những ảnh hưởng tới việc áp dụng pháp luật trong trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, hoạt động ban hành QĐHC nói riêng của tỉnh Bắc Kạn. Số lượng quyết định quản lý HCNN được ban hành ở một số lĩnh vực tăng đáng kể như lĩnh vực đất đai, lĩnh vực khai thác khoáng sản, lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng thể hiện như: Trong quá trình quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng, cơ quan công sở, các khu công nghiệp đa phần là thu hồi đất của người dân đã sử dụng ổn định, lâu dài nên trong quá trình đền bù, thu hồi, bồi thường đất giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người dân xảy ra tình trạng bất đồng quan điểm, gây khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp...

Với những phân tích trên đây thấy rằng các điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, đã tác động ảnh hưởng đến hoạt động ban hành QĐHC của các cơ quan HCNN tỉnh Bắc Kạn nói chung, của UBND tỉnh nói riêng.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w