Bảo đảm tính công bằng, công khai, khả thi của các quyết định hành chính

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 82 - 84)

7 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 5.000.000 01 5.000

3.2.1.2. Bảo đảm tính công bằng, công khai, khả thi của các quyết định hành chính

quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong quản lí nhà nước, làm cơ sở cho những kết luận khi đánh giá QĐHC, trên cơ sở căn cứ vào các quy định khung nêu trên.

Luật cần quy định nguyên tắc xác định thời điểm có hiệu lực của QĐHC là: thời điểm có hiệu lực của QĐHC phải được xác định rõ và đảm bảo đối tượng thi hành có đủ thời gian và điều kiện để thực hiện quyết định đó. Theo đó, tùy loại QĐHC mà thời điểm có hiệu lực của QĐHC có thể khác nhau, như: có hiệu lực từ thời điểm ký ban hành; có hiệu lực kể từ sau ngày ký ban hành; có hiệu lực kể từ một thời điểm cụ thể kể từ ngày ban hành QĐHC hoặc xác định một ngày có hiệu lực cụ thể theo từng trường hợp cụ thể hoặc theo quy định của pháp luật; có trường hợp có thể có hiệu lực hồi tố.

Luật cần quy định mang tính nguyên tắc về các trường hợp, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc gia hạn, thu hồi, hủy bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ, sửa đổi, bổ sung QĐHC.

Về cơ chế kiểm soát ban hành QĐHC, pháp luật hiện hành đã có quy định về cơ chế hậu kiểm đối với QĐHC đó là cơ chế kiểm tra, thanh tra đối với QĐHC trái pháp luật và theo dõi thi hành QĐHC. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa việc ban hành các QĐHC trái pháp luật, cần tăng cường cơ chế tiền kiểm các QĐHC, tức là phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp trong quá trình ban hành các QĐHC.

Các quy định của Luật phải bảo đảm không gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, không ảnh hưởng tới tính kịp thời, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước.

3.2.1.2. Bảo đảm tính công bằng, công khai, khả thi của các quyết địnhhành chính hành chính

Người dân cần phải được tạo điều kiện để có thể dễ dàng tiếp cận với các quy định về quy trình, thủ tục hành chính; dễ dàng tiếp cận các thông tin, QĐHC, hành vi hành chính, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan HCNN nói chung. Các QĐHC, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính cần phải rõ

ràng để thực hiện. Việc công khai các QĐHC, hành vi hành chính, bảo đảm việc dễ dàng truy cập, tiếp cận thủ tục hành chính sẽ góp phần loại trừ sự tuỳ tiện của nền hành chính quan liêu. Do đó, các cơ quan hành chính cần cung cấp thông tin cho công dân về công việc của mình, đặc biệt là các loại ý kiến khác nhau trong quá trình giải quyết công việc, những ý kiến đồng thuận cũng như không đồng thuận. Các tuyên bố mang tính chính trị của cơ quan hành chính cũng cần được công bố để xã hội có thể giám sát hoạt động hành chính (tất nhiên, có những văn bản không cho phép truy cập tự do như tài liệu có nội dung bí mật vì lợi ích quốc phòng hoặc đối ngoại; văn bản hoàn toàn có ý nghĩa nội bộ; giấy tờ có chứa dữ liệu cá nhân mà việc công bố chúng là can thiệp vào đời tư...).

Quyết định của các cơ quan công quyền phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với chính các cơ quan nhà nước cũng như đối với các thành phần kinh tế, xã hội khác. Minh bạch về nội dung QĐHC có thể được đề cập ở hai góc độ: thứ nhất, thủ tục hành chính, QĐHC phải được công khai và Nhà nước cần tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận; thứ hai, thủ tục hành chính, nội dung QĐHC phải rõ ràng, dễ hiểu, không lập lờ, nước đôi, dễ dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan thi hành QĐHC. Làm cho cơ quan hành chính gần dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn là mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính. Về cơ chế “một cửa, một dấu” hiện nay, dư luận còn cho rằng “một cửa vẫn còn nhiều ngách, nhiều khoá”. Trong thực tế lập pháp, người soạn thảo thường có xu hướng quy định nghĩa vụ cho công dân mà ít chú ý quy định nghĩa vụ của các cơ quan hành chính. Cần thiết lập các nguyên tắc hoạt động của nền hành chính: bảo đảm có sự tham gia của các đối tượng có quyền và lợi ích liên quan; “khắc phục tình trạng khép kín” trong ban hành thủ tục hành chính cũng như ra QĐHC của các cơ quan nhà nước; bảo đảm tính minh bạch, công khai của quy trình ra quyết định; bảo đảm việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm sự tuân thủ tối đa pháp luật của các cơ quan hành chính.

Cần có quy định về bảo đảm quyền được thông tin của người dân, trong đó xác định trách nhiệm của các cơ quan hành chính cung cấp thông tin cho dân (những người có quyền và lợi ích liên quan); tạo cơ sở để dân tham gia, giám sát

hoạt động của các cơ quan hành chính.

- Hoàn thiện các quy định về quyền được tiếp cận thông tin của người dân;

- Pháp luật cần có quy định rõ trách nhiệm phải công khai thông tin của các cơ quan HCNN;

- Pháp luật cần có quy định cụ thể về các phương thức công khai thông tin liên quan đến các QĐHC liên quan trực tiếp đến người dân.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w