Đối với các quyết định ban hành chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 49 - 55)

Những quyết định này quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về các nội dung như: Nguyên tắc, điều kiện bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất; chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các chủ sử dụng đất có đất bị thu hồi; chính sách tạo việc làm, tái định cư ổn định cuộc sống; trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…là cơ sở để các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng và người sử dụng đất, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng áp dụng thực hiện trong những điều kiện cụ thể.

Tính từ năm 2009 - 2015 UBND tỉnh Bắc Kạn qua các giai đoạn đã ban hành được 22 quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, trong số đó chủ yếu là các quyết định có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất [38].

Qua nghiên cứu nội dung các quy định nêu trên cho thấy, các quyết định liên quan đến lĩnh vực chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đều có mục tiêu là: Thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi, góp phần làm ổn định cuộc sống theo chương trình phát triển bền vững và chuyển dịch được cơ cấu lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ.

Để có cơ sở đánh giá được cụ thể và sát đúng hơn, xin được đánh giá thông qua việc áp dụng các chính sách đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư liên quan đến 02 dự án lớn thực hiện trên địa bàn, đó là:

- Dự án Bệnh viện đa khoa 500 giường (khởi công năm 2010).

- Dự án nâng cấp cải tạo đường tỉnh lộ 257 đoạn qua thị xã Bắc Kạn (khởi công năm 2009) [38].

Về xác định giá đất: Hầu hết các quyết định đều căn cứ là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, do UBND tỉnh quyết định và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm, không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.

Luật đất đai 2003 quy định nguyên tắc xác định giá đất “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường” (khoản 1, Điều 56) và không có bất cứ một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về việc thi hành quy định này. Mặc dù các Nghị định của chính phủ có thay đổi theo từng giai đoạn, kéo theo đó là các quy định cụ thể áp dụng trên địa bàn tỉnh sẽ thay đổi theo nhưng giá bồi thường đất và tài sản trên đất - một vấn đề có tác động rất lớn đến việc thụ hưởng quyền có nhà ở thích đáng và gián tiếp ảnh hưởng đến các quyền khác vẫn còn nhiều bất cập.

Trong quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 08/4/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định một số chính sách cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạncó quy định: Trường hợp khi phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà giá đất trong bảng giá đất hàng năm của tỉnh chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường (mức chênh lệch từ 20% trở lên) thì UBND các huyện, thị xã khảo sát đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để xác định lại giá đất, trình UBND tỉnh quyết định cho phù hợp.

Nhiều năm qua, tại Bắc Kạn, tình trạng giá đất thị trường luôn cao hơn giá đất đã được định khung của từng năm đã trở thành một vấn đề được quan tâm. Chênh lệch giá lớn ảnh hưởng nhiều tới tiến độ giải phóng mặt bằng nhiều dự án, phát sinh khiếu kiện, thất thu ngân sách. Định giá đất sao cho phù hợp là một yêu cầu bức thiết. Người bị thu hồi đất không đồng ý với quyết định về giá đất của UBND tỉnh và đưa ra yêu cầu về giá đất phù hợp cũng theo tư duy của người bị thiệt hại. Người bị thu hồi đất không đồng ý với giá thu hồi đất do UBND cấp tỉnh quyết định cũng không có cơ sở nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng quyết định của cơ quan nhà nước vẫn phải được thi hành sau bao nhiêu thắc mắc, khiếu kiện.

- Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa 500 giường: Tổng diện tích bị thu hồi là 250.687,5m2 liên quan đến 91 hộ gia đình, trong đó có 67 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và 24 hộ bị thu hồi đất ở [42].

Căn cứ vào quyết định thu hồi đất, biên bản thống kê bồi thường hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thị xã Bắc Kạn đã áp dụng bảng giá đất theo Quyết định số 4000/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, đất nông nghiệp 216.049,0 m2 tương ứng với 67 hộ dân; Đơn giá bồi thường với giá từ 4000,0 đồng đến 45000,0 đồng tùy theo mục đích sử dụng; Đất ở 3034,5m2 tương ứng với 24 hộ dân; Đơn giá bồi thường từ 200.000,0 đồng/m2 đất đến 2.500.000,0 đồng/m2 đất [42].

- Dự án: Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 257 đoạn qua thị xã Bắc Kạn: Tổng diện tích thu hồi: 94.388,3 m2 liên quan đến 469 hộ gia đình, cá nhân. Giá đất ở để tính bồi thường được xác định căn cứ theo bảng giá đất theo quy định tại Quyết định số 4000/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Kết quả: 345 hộ bồi thường đất ở: Đơn giá bồi thường từ 300.000,0 đồng/m2 đất đến 3.000.000,0 đồng/m2 đất; 124 hộ sử dụng đất nông nghiệp được bồi thường với giá từ 4000,0 đồng đến 45000,0 đồng [42].

Tổng số tiền bồi thường về đất đai trong quá trình thu hồi để xây dựng công trình là: 19.775.462.500 đồng [42].

Bảng 2.1: Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường tại 2 dự án Số TT Tên dự án Phiếu ĐT phát ra Số phiếu thu về Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý

1 Dự án xây dựng bệnh viện500 giường 60 60 100 50 10 83.3 16.7

2 Dự án nâng cấp cải tạođường tỉnh lộ 257 60 60 100 45 15 75 25

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Kạn [27].

Qua bảng 2.1 nhận thấy phần lớn người dân bị thu hồi đất tại dự án nghiên cứu đồng ý với giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, bên cạnh đó còn có một số hộ không đồng ý với giá đất tính bồi thường do giá đất bồi thường còn

thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, người được bồi thường sẽ không đủ tiền để tái đầu tư hoặc để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với diện tích và điều kiện tương tự. Tại dự án Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 257 đoạn qua thị xã Bắc Kạn một số vị trí có khả năng sinh lợi cao về buôn bán, dịch vụ nhưng giá bồi thường còn thấp chưa sát với giá thị trường [27].

Về mức bồi thường thích đáng và công bằng trong quá trình vận dụng các chính sách của UBND tỉnh quy định:

Công tác bồi thường thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho các hộ dân phải di chuyển, đặc biệt là trong những năm đầu tái định cư. Trong thời kỳ này, mỗi hộ gia đình đều có nhu cầu tái thiết điều kiện ăn ở và tạo dựng cơ sở phát triển kinh tế (làm nhà ở, sân phơi, chuồng trại, kiến thiết đồng ruộng…) những công việc này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Nguồn kinh phí đó các hộ chỉ có thể trông mong trước hết vào tiền bồi thường đất đai và tài sản. Công tác bồi thường thiệt hại ngoài ý nghĩa tạo tiền đề ổn định và phát triển kinh tế của hộ gia đình phải di chuyển còn có ý nghĩa xã hội lớn lao, bảo đảm tính công bằng, kỷ cương của xã hội, thể hiện trách nhiệm của nhà nước, của chủ dự án đối với các hộ dân bị ảnh hưởng; ngăn ngừa được những tiêu cực có thể nảy sinh từ sự bất bình do mâu thuẫn từ những lợi ích trước mắt của các hộ dân phải di chuyển và lợi ích lâu dài của xã hội. Do đó, bồi thường không nên được hiểu chỉ là trả tiền, mặc dù nó là hình thức bồi thường phổ biến mà phải xem xét nó trong mối quan hệ với việc bảo đảm các quyền con người. Để đạt được điều đó, nhà nước (cụ thể là UBND tỉnh) phải có trách nhiệm ban hành cơ chế bồi thường và thực hiện việc bồi thường một cách thích đáng và công bằng.

Để đạt được trạng thái này, trước hết cần bồi thường, hỗ trợ những thiệt hại vật chất liên quan đến đất đai, nhà cửa và những tài sản khác bị thiệt hại do thu hồi đất. Đó là những thiệt hại trực tiếp và thực tế. Yếu tố thích đáng được quan tâm nhiều ở đây là giá cả và cách thức áp giá bồi thường. Nếu giá bồi thường rẻ mạt, quá trình định giá bị áp đặt thì không thể nói là thích đáng.

Thứ hai, cần đánh giá đầy đủ những thiệt hại của các hộ dân bị thiệt hại do thu hồi đất, phải di chuyển để thực hiện các dự án, công trình. Cho đến nay, hầu hết các văn bản quy định việc bồi thường thiệt hại cho người dân khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đều chỉ thừa nhận thiệt hại về đất đai và tài sản mà chủ yếu là bất động sản gồm nhà ở và các công trình phụ trợ, cây cối, hoa màu và vật nuôi, mồ mả, điện thờ của nhân dân…Đây là những thiệt hại cơ bản của các hộ dân khi bị thu hồi đất, và phải di chuyển, tuy nhiên đó không phải là toàn bộ thiệt hại mà các hộ dân phải gánh chịu. Thiệt hại của các hộ dân phải di chuyển rất đa dạng bao gồm: Thiệt hại đất đai, tài sản; gia tăng các khoản chi phí và sự suy giảm thu nhập. Bởi vậy vấn đề ở đây không chỉ là xác định và đánh giá đầy đủ những thiệt hại mà các hộ dân tái định cư phải gánh chịu mà quan trọng là tìm giải pháp để khôi phục thu nhập cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Thứ ba, không áp dụng cơ chế bồi thường bằng tiền một lần, bồi thường xong coi như nhà đầu tư cũng như nhà nước hết trách nhiệm với người bị thu hồi đất. Cách giải quyết như vậy sẽ đưa người dân bị ảnh hưởng đến tình cảnh khó khăn bởi nhiều lý do: 1.Tiền bồi thường không bù đắp hết các khoản thiệt hại của người dân, đặc biệt là những thiệt hại vô hình, thiệt hại gián tiếp; 2. Do nhiều nhu cầu tiêu dùng trước mắt bức thiết, người dân có thể tiêu hết tiền bồi thường và cuối cùng họ không còn gì để tái tạo lại điều kiện ăn, ở, điều kiện sản xuất; 3. Tái định cư là một quá trình phức tạp mà người dân không phải chỉ cần tiền bồi thường là tự mình thu xếp được. Nhiều vấn đề phức tạp nằm ngoài khả năng tự giải quyết của họ như địa điểm tái định cư, phương tiện di chuyển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề đất đai, nhà ở…Bởi vậy, phải đa dạng hóa cách thức thực hiện bồi thường, quá trình có thể diễn ra dài ngày. Nhà đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ cho cộng đồng từ lợi ích thu được của dự án đầu tư trong cải thiện cuộc sống, nâng cấp hạ tầng, hưởng sản phẩm của dự án với giá ưu đãi. Phải hỗ trợ đầu tư phát triển bền vững sau thu hồi đất và tái định cư, tạo điều kiện cho người bị ảnh hưởng, người dân địa phương có cơ hội được hưởng lợi và phát triển.

Bên cạnh yếu tố thích đáng, việc bồi thường khi thu hồi đất và tổ chức tái định cư phải bảo đảm tính công bằng. Tính công bằng trong bồi thường đòi hỏi:

Thứ nhất, không được quá ưu tiên lợi ích nhà nước, của nhà đầu tư mà xem nhẹ quyền lợi của người dân. Thứ hai, không có sự phân biệt, đối xử trong bồi thường và đặc biệt chú trọng đến các nhóm dễ bị tổn thương. Đối với nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, người già, người khuyết tật…do họ phải chịu nhiều thiệt thòi và có xuất phát điểm thấp hơn mặt bằng chung nên các quyền của họ dễ bị tác động nhiều hơn và khả năng phục hồi cũng khó khăn hơn sau khi thu hồi đất và phải di dời. Do vậy họ xứng đáng và cần thiết được hưởng cơ chế bồi thường đặc thù khi thu hồi đất nhằm có thể đạt được sự thực chất với các nhóm khác trong việc thụ hưởng các quyền con người. Thứ ba, phải bảo đảm công bằng khi thu hồi đất trong những bối cảnh tương tự nhau. Trong cùng một dự án mà đơn giá bồi thường, hỗ trợ khác nhau sẽ làm nảy sinh tư tưởng so sánh quyền lợi trong nhân dân, ảnh hưởng đến vấn đề công bằng xã hội. Thứ tư, tính công bằng trong bồi thường còn hàm chứa ý nghĩa bảo đảm quyền lợi cho tất cả những người bị thiệt hại bởi việc thu hồi đất thực hiện các dự án. Người bị thu hồi đất và phải di dời được hưởng chính sách bồi thường đất đai và tài sản trên đất, được hỗ trợ thu nhập, hỗ trợ tái định cư và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó các đối tượng bị thiệt hại và ảnh hưởng gián tiếp như cộng đồng dân cư nơi đi (thiệt hại cơ sở hạ tầng, suy giảm tài nguyên, xáo trộn xã hội..) và cộng đồng dân cư nơi đến tiếp nhận tái định cư (chịu áp lực gia tăng dân số, chia sẻ tài nguyên, cơ sở hạ tầng, xáo trộn xã hội…) cũng cần có chính sách bồi thường, hỗ trợ thích đáng.

Bảng 2.2: Tổng hợp đơn giá bồi thường tài sản tại 2 dự án

Đơn vị tính: Việt Nam đồng

TT Các yếu tố đánh giá ĐVT Giá bồi thường

tại 2 dự án Cây cối hoa màu Vật kiến trúc

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 49 - 55)