Tổng kết thực tiễn ban hành, thi hành và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của công dân

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 92 - 94)

7 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 5.000.000 01 5.000

3.2.1.6.Tổng kết thực tiễn ban hành, thi hành và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của công dân

thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của công dân đối với quyết định hành chính

Để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa chất lượng của QĐHC, một hoạt động không thể thiếu đó là thường xuyên tổ chức tổng kết thực tiễn việc thi hành, han hành QĐHC của cơ quan HCNN. Cần phải thường xuyên tổ chức khảo sát tình hình ban hành QĐHC tại các địa phương nhằm có được các thông tin thực tiễn về việc ban hành các QĐHC chuyên biệt trong phạm vi cả nước, bao gồm việc đánh giá một cách khách quan, toàn diện về những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình ban hành QĐHC.

Mục tiêu chung của hoạt động khảo sát là thông qua đó có được các thông số, dữ liệu chính xác về thực tiễn ban hành và bảo đảm thi hành các QĐHC tại các cơ quan HCNN ở trung ương và địa phương. Từ đó có thể đánh giá một cách khách quan về thực tiễn ban hành các QĐHC trong một số lĩnh vực đã có quy định của pháp luật điều chỉnh; làm rõ sự tác động của các quy định pháp luật liên quan đến ban hành QĐHC tới hoạt động của các cơ quan công quyền, tới việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Từ đó có thể tìm ra ưu điểm và hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực thi về việc ban hành và bảo đảm hiệu lực của QĐHC. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QĐHC.

Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng phân định rành mạch trách nhiệm, thẩm quyền của người ban hành QĐHC, hành vi hành chính và thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại hành chính. Việc giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan hành chính được thực hiện theo một trình tự, thủ tục đảm bảo việc giải quyết khiếu nại được khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch và có sự đối thoại, tranh luận giữa các bên có sự tham gia của luật sư và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình giải quyết. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan hành chính thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết những vụ việc khiếu nại phức tạp. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì công dân tiếp tục khởi kiện vụ án tại Toà án.

Ngoài việc đổi mới về thẩm quyền giải quyết, để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính cần phải đổi mới thủ tục giải quyết nhằm đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính; đổi mới, hoàn thiện thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại tạo thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại.

Để các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh thì cần phải có cơ chế bảo đảm thi hành các quyết định này trên thực tế. Việc xác định rõ cơ chế bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại sẽ góp phần khắc phục tình trạng nhiều quyết định giải quyết khiếu nại đúng quy định của pháp luật, hợp lý, hợp tình, song quá trình thực hiện bị kéo dài hoặc không thực hiện được.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính, một mặt phải đổi mới, hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, mặt khác phải củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Toà hành chính, mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc khiếu kiện hành chính. Trước hết cần phải mở rộng thẩm quyền các Toà hành chính trong việc giải quyết các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai nhằm từng bước mở rộng thẩm quyền để tiến tới Toà án có khả năng đảm nhận việc xét xử tất cả các khiếu kiện hành chính, bảo đảm nguyên tắc mọi khiếu kiện của công dân đều được xem xét,

giải quyết tại Toà án. Đồng thời, đổi mới thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính theo hướng đơn giản, nhanh gọn, công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện của mình.

Pháp luật hành chính hay còn gọi là luật về nội dung, khi giải quyết vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực nào thì Thẩm phán phải áp dụng pháp luật của lĩnh vực đó để giải quyết vụ án. Bởi vì pháp luật hành chính trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mặt khác do tính chất không ổn định và luôn có sự thay đổi để kịp thời điều chỉnh quan hệ pháp luật hành chính nên để tập hợp hoá, pháp điển hoá thành một bộ luật là không thể thực hiện được. Có một số luật cơ bản trong lĩnh vực hành chính để giải quyết các vụ án hành chính đó là: Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật xây dựng...Tuy nhiên, các Luật này nhìn chung còn có nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, với quá trình hội nhập thế giới của Việt Nam.

Để tạo thuận lợi cho cho người dân thực hiện quyền hiến định này, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp như tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện; trách nhiệm thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, khiếu kiện...

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 92 - 94)