CHÍNH BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 76 - 79)

7 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 5.000.000 01 5.000

CHÍNH BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜ

Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1991 xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Trên thực tế, Đảng ta luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước hoạt động là vì con người, bảo đảm và thực hiện quyền con người, ngay từ ngày đầu thành lập (năm 1945), Nhà nước Việt Nam đã khẳng định những nội dung cơ bản về quyền con người; và những nội dung đó được thể hiện nhất quán và ngày càng đầy đủ trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta; từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

Để khẳng định bản chất tốt đẹp của chế độ ta trong việc chăm lo, bảo vệ và phát huy đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [36]. Hiến pháp còn tuyên bố: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [36]; "Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp

luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật” [36], “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [36].

Một trong những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội. Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước… luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều Hội nghị của Trung ương Đảng đề cập đến vấn đề này như văn kiện đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và nhiều Nghị quyết trung ương khác. Văn kiện Đại hội Đảng VI xác định: Xây dựng một chính quyền không có đặc quyền, đặc lợi, hoạt động vì cuộc sống của nhân dân. Nghị quyết trung ương 8 khoá VII xác định trên nguyên tắc: dân chủ xã hội chủ nghĩa là vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước ta. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Quyền làm chủ đó được thể chế hoá báng pháp luật… Dân chủ đi đôi với kỷ cương, kỷ luật…Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định rõ những phương châm cơ bản: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" [12] đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện (là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở. Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định.

Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, về nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo khuôn khổ Hiến định rộng lớn cho việc xác định rõ sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; về thẩm

quyền và hình thức văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành; chú trọng công tác hoạch định chính sách, tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật, xử lý các văn bản trái pháp luật ... Đây là căn cứ rất quan trọng cho việc xây dựng thể chế mới về xây dựng pháp luật với những quy định mang tính đột phá. Cùng với đột phá về hoàn thiện thể chế, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương lớn là tập trung thực hiện tốt khâu thi hành pháp luật, gắn quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật nhằm xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả.

Hoạt động ban hành QĐHC là một trong những phương thức quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, là hoạt động cơ bản của nền hành chính, biểu hiện của thực thi quyền hành pháp trong nhà nước pháp quyền, do đó, đòi hỏi phải tuân thủ đúng pháp luật, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, chủ trương về một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, một nền hành chính chuyển đổi từ nền hành chính can thiệp sang nền hành chính phục vụ thì hoạt động ban hành QĐHC cần phải đặc biệt chú trọng.

Quan điểm chỉ đạo của đảng và nhà nước liên quan đến hoạt động ban hành QĐHC đã khẳng định:

Một là, bám sát, thể hiện đầy đủ các quy định của Hiến pháp, nhất là về tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm tính pháp chế, pháp quyền trong xây dựng, thi hành pháp luật. Thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, hiệu quả chuyên nghiệp; nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương; nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan hành chính trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Hai là, xây dựng Luật ban hành QĐHC nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công

dân, tạo điều kiện để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong quá trình ban hành QĐHC; có cơ chế hợp lý để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm soát QĐHC và quy trình ban hành QĐHC.

Ba là, việc ban hành Luật nhằm tăng cường trách nhiệm, nhất là trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước trong việc ban hành QĐHC, thúc đẩy việc ban hành QĐHC hợp pháp, hợp lý, khả thi, nâng cao tính kịp thời, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động ban hành QĐHC của các cơ quan Nhà nước.

Từ những quan điểm cơ bản về quyền con người, quan điểm về nhà nước pháp quyền, về ban hành QĐHC nêu trên có thể rút ra quan điểm chính để bảo đảm quyền con người khi ban hành QĐHC ở UBND tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Bảo đảm tăng cường pháp chế và các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền trong soạn thảo, ban hành các QĐHC, bảo đảm các yêu cầu hợp pháp và hợp lý, trường hợp quyết định vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định pháp luật.

- Bảo đảm tăng cường nhận thức của cán bộ, công chức về trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trước công dân và bảo đảm các quyền lợi của công dân, lợi ích cộng đồng khi ban hành mỗi QĐHC.

- Bảo đảm có sự tham gia của các đối tượng có quyền và lợi ích liên quan một cách thực chất trong ban hành thủ tục hành chính cũng như ra QĐHC; bảo đảm tính minh bạch, công khai của quy trình ra quyết định; bảo đảm việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, sự tuân thủ tối đa pháp luật.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 76 - 79)