Phân loại quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh theo tính chất pháp lý

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 28 - 30)

tính chất pháp lý

Với cách phân loại này các QĐHC của UBND tỉnh được phân thành ba loại: QĐHC chủ đạo, quy phạm và cá biệt.

a) Quyết định hành chính chủ đạo

Đây là loại quyết định dùng để đề ra chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn có tính chất chung nhất, là công cụ định hướng mang tính chiến lược trong việc thực hiện chức năng hoạt động hành chính theo hướng lãnh đạo nhiều hơn là thực hiện. Một đặc điểm nổi bật của loại QĐHC này là nó không nêu ra các công việc cụ thể cần giải quyết, không nêu rõ các quy tắc hành vi, trách nhiệm từng cá nhân, cơ quan.

Thông thường QĐHC chủ đạo được thực hiện một lần. Đây là đặc điểm gần giống với QĐHC cá biệt, tuy thực hiện một lần nhưng sự thực hiện đó là lâu dài, đôi khi có hiệu lực lâu hơn cả quyết định quy phạm. Bên cạnh đó đối tượng thi hành của quyết định chủ đạo thường rộng, không xác định. Điều này giống quyết

định quy phạm. Nhưng có một nguyên tắc là các quyết định chủ đạo luôn là cơ sở để ban hành các quyết định quy phạm cũng như cá biệt. Đó là vai trò quan trọng đặc biệt của quyết định chủ đạo. Dù nó không trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm hoặc hệ thống quan hệ pháp luật hành chính, nhưng chúng đặt cơ sở nền móng ban đầu cho sự thay đổi đó.

Thông thường UBND tỉnh là cơ quan thực hiện nên thường không dùng loại văn bản này (hoặc nếu có cũng rất hãn hữu). Văn bản này thường được ban hành dưới dạng Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Tuy nhiên, số lượng của loại này thường không nhiều vì người ta xét thấy không nên lạm dụng chúng. Lý do là bởi nó thường có hiệu lực lâu dài và nếu lâu dài thì mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động hành chính rất to lớn, nên cần cân nhắc sử dụng, tránh lạm dụng thái quá.

b) Quyết định hành chính quy phạm

Quyết định này là quyết định sẽ làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính một cách trực tiếp.

QĐHC quy phạm luôn có một hoặc nhiều hơn một trong số các dấu hiệu bên ngoài của các quy phạm pháp luật là: tính bắt buộc chung, áp dụng nhiều lần và hiệu lực không chấm dứt khi đã thực hiện.

Với mấu chốt vấn đề là QĐHC quy phạm làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật nên ta phân ra các loại quyết định sau:

- QĐHC quy phạm đặt ra những quy phạm pháp luật hành chính mới: Loại này giúp bổ sung thêm quy phạm pháp luật vào hệ thống quy phạm pháp luật hành chính hiện hành với hai cách đặt ra: một là, đặt ra ngay trong chính quyết định đó; hai là bằng một quyết định khác để đặt ra một quy chế mà quy chế đó là một nhóm các quy phạm pháp luật.

- Quyết định đình chỉ việc thi hành có thời hạn hay không thời hạn quy phạm hiện hành: Đình chỉ việc thi hành là một trong các cách thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiện hành về thời gian, không gian và đối tượng thi hành.

Về loại cần sửa đổi: vấn đề này được thực hiện trong khuôn khổ các phần giả định, quy định, chế tài theo cách sửa đổi một trong số hay tất cả.

Còn trường hợp bãi bỏ thì là quá trình bỏ bớt đi một số quy phạm pháp luật hành chính.

c) Quyết định hành chính cá biệt

Bản chất của loại quyết định này là quyết định áp dụng pháp luật vào các trường hợp cá biệt- cụ thể như bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, xử phạt vi phạm cụ thể, cấp phép xây dựng…

Quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan đó, đồng thời nó cũng được ban hành trên cơ sở quyết định cá biệt của cấp trên.

Với đặc điểm cá biệt - cụ thể như vậy nên loại quyết định này chỉ dùng để điều chỉnh các đối tượng cụ thể và chỉ áp dụng một lần. Tuy chỉ áp dụng một lần nhưng nó lại có chức năng pháp lý đặc biệt quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Có nó pháp luật mới có thể đi vào cuộc sống.

Với vai trò là cầu nối để pháp luật hành chính đi vào cuộc sống nên số lượng các văn bản QĐHC cá biệt chiếm một số lượng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc tuyệt đại bộ phận các cơ quan hành chính đều có quyền được ban hành loại quyết định này, trong đó có UBND tỉnh. Xét về tương quan số lượng QĐHC cá biệt lớn gấp bội so với quyết định chủ đạo và quy phạm. Điều này chứng tỏ rằng trong hoạt động hành chính thì mặt điều hành cụ thể chiếm phần lớn công việc.

Qua những phân tích trên, UBND tỉnh thông thường sẽ ra hai loại QĐHC để thực hiện chức năng quản lý của mình đó là: QĐHC quy phạm và QĐHC cá biệt.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w