Giải pháp đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 96 - 101)

7 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 5.000.000 01 5.000

3.2.2. Giải pháp đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

- Trước hết, cần dựa trên thực tiễn quản lý HCNN để xây dựng, ban hành các QĐHC. Khâu đầu tiên và có ý nghĩa nền tảng là việc thu thập và xử lý thông tin. Nếu điều tra, thu thập thông tin sơ sài thì QĐHC dễ rơi vào tình trạng chung chung, phiến diện. Trong thực tế, không ít trường hợp do những khó khăn nhất định về thời gian, nhân lực, kinh phí, nên việc tổ chức khảo sát thực tiễn, lấy số liệu cụ thể và điều tra dư luận xã hội bị xem nhẹ. Khâu khảo sát thực tiễn phải đảm bảo tính toàn diện và chính xác. Các kết quả thu được không được phép là hình thức, các thông tin phải nhiều chiều, từ phía các nhà nhà quản lý và những người bị quản lý. Bởi nếu không, có thể xảy ra các khả năng: hoặc vấn đề được lựa chọn điều chỉnh chưa phản ánh nhu cầu bức thiết nhất trong xã hội, hoặc có chăng chỉ mới phản ánh nhu cầu của một bộ phận, một tầng lớp, một nhóm lợi ích nào đó chứ chưa đại diện cho tiếng nói của đa số dân chúng. Vì vậy QĐHC của UBND tỉnh ban hành phải kết hợp hài hòa quan điểm, lợi ích của tất cả các nhóm đối tượng bị quản lý trong xã hội để thuận lợi cho việc quản lý.

- Bên cạnh đó phải có quy trình báo cáo đánh giá toàn bộ các quy định có liên quan trước khi xây dựng các văn bản mới. Hoạt động này thường không được chú ý đầy đủ và rất yếu trong thời gian vừa qua. Phải rà soát lại các văn bản hiện có; hủy bỏ những quy định đã không còn hiệu lực, hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; sửa chữa, bổ sung các quy định cho rõ; hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản, tạo sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, xác định hình thức văn bản phù hợp. Tầm quan trọng, tính chất phức tạp của các quan hệ pháp lý đến đâu thì xác định hình thức văn bản pháp lý đến đó, tránh sử dụng các hình thức văn bản "quá tầm".

- Khi UBND tỉnh xây dựng quyết định, một trong những vấn đề quan trọng cần phải làm đó chính là lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tùy theo quyết định cần lấy ý kiến có nội dung đề cập đến vấn đề gì mà phạm vi lấy ý kiến cho dự thảo quyết định khác nhau. Sự đóng góp ý kiến của các tổ chức, cá nhân đó sẽ giúp cho cơ quan soạn thảo tránh được sự đánh giá, nhìn nhận vấn đề phiến diện, một

chiều, có thể đưa ra các quy định phù hợp với điều kiện thực tế, vừa bảo vệ lợi ích của nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có liên quan thực hiện pháp luật.

- Một vấn đề nữa cũng cần được chú trọng đó là nâng cao năng lực của các chuyên gia trong việc xây dựng các QĐHC để nâng cao chất lượng quyết định. Đẩy mạnh công tác phối hợp của các ban, ngành trong tỉnh sẽ đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán của quyết định được ban hành. Mở rộng sự tham gia đông đảo của xã hội, nhất là của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học; có cơ chế bắt buộc để các nhà hoạch định chính sách phải tiếp thu các ý kiến đóng góp của người dân, xã hội, nhất là của những đối tượng bị điều chỉnh, để quyết định sát với thực tế, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các QĐHC được ban hành.

Cần có cơ chế nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được lấy ý kiến để những ý kiến có đóng góp thực sự vào việc xây dựng các QĐHC. Về mặt nguyên tắc, các quyết định dù cấp thiết đến đâu cũng phải được xây dựng đạt chất lượng tốt nhất, nếu chuẩn bị chưa tốt thì dù cấp thiết đến đâu cũng nên để lại để tiếp tục hoàn chỉnh.

- Nghiên cứu áp dụng một loại hệ thống tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp như kiểu ISO

ISO sẽ là công cụ hữu hiệu để UBND tỉnh trong quá trình soạn thảo, tiền kiểm và hậu kiểm có thể kiểm tra tính hợp pháp của quyết định hành chính đã ban hành một cách chính xác, khoa học. Hơn nữa, đối với các cơ quan có trách nhiệm thanh kiểm tra các quyết định hành chính của UBND tỉnh cũng sẽ dễ dàng hơn khi xử lý các quyết định vi phạm tính hợp pháp. Tất cả tạo ra một barem khiến người xử lý có căn cứ xác đáng, phía bị xử lý cũng không thể chối cãi và công việc liên quan diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, vấn đề này chỉ nên đặt ra với yêu cầu hợp pháp vì các tiêu chí được coi là hợp pháp có thể định lượng được, còn tiêu chí hợp lý do mang tính định tính quá nhiều nên cũng rất khó để có thể đưa vào tiêu chuẩn cho phù hợp. Trong trường hợp có thể đưa tiêu chí hợp lý vào thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng bởi một nguyên lý căn bản rằng: thực tế luôn đi trước và pháp luật luôn đi sau, một quy định hôm nay được cả xã hội thừa nhận là hợp lý nhưng có thể chỉ sau một thời gian sẽ trở nên lỗi thời, bất hợp lý.

KẾT LUẬN

Quản lý HCNN là việc chủ thể mang quyền lực nhà nước tác động lên đối tượng quản lý, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật và điều hành các hoạt động trong đời sống xã hội, hướng tới đạt những mục tiêu đã đặt ra. Trong quá trình đó, QĐHC được chủ thể có thẩm quyền sử dụng như một công cụ không thể thiếu để tác động vào các quan hệ xã hội, có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tập thể, cá nhân. Nội dung liên quan đến bảo đảm quyền con người khi ban hành QĐHC là vấn đề khá mới mẻ hiện nay, cần được tiếp tục tìm hiểu và hoàn thiện hơn cùng với quá trình cải cách hành chính.

Trong thời gian qua, các QĐHC của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính. Các QĐHC được ban hành phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế, ổn định và phát triển xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó vẫn còn nhiều bất cập tồn tại cần phải tháo gỡ, giải quyết. Nhiều QĐHC mang tính hình thức, không có tính khả thi, ban hành trái luật, trái thẩm quyền…vẫn tồn tại với số lượng không nhỏ, có tác động tiêu cực đối với hoạt động quản lý HCNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Hiện nay chúng ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, vì vậy vấn đề đặt ra là phải phát huy vai trò của pháp luật và đảm bảo được quyền lợi của nhân dân. Để không ngừng nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nước nói chung, UBND tỉnh nói riêng, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của nhà nước và quyền lợi chính đáng của nhân dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về xây dựng cơ chế kiểm soát bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, bảo đảm tính công bằng, công khai, khả thi của các QĐHC. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước về ban hành, thực hiện QĐHC, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân

trong việc ban hành QĐHC; Tăng cường công tác tổng kết thực tiễn ban hành, thi hành và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện của công dân đối với QĐHC; Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội.

Để công tác ban hành QĐHC của UBND tỉnh Bắc Kạn hiện nay được nâng cao chất lượng hơn nữa, ngoài việc thực hiện các giải pháp trên cần chú ý bảo đảm thực hiện tốt một số nội dung được xác định là những khâu chưa thực sự chú trọng tại UBND tỉnh trong thời gian qua.

Có như vậy các QĐHC của cơ quan HCNN nói chung, QĐHC của UBND tỉnh Bắc Kạn nói riêng mới thực sự phát huy được vai trò bảo đảm quyền con người, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời công tác quản lý hành chính nhà nước mới đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w