Đánh giá chung về những hạn chế

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 68 - 71)

7 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 5.000.000 01 5.000

2.3.2.Đánh giá chung về những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách hành chính nói chung, nâng cao chất lượng QĐHC nói riêng, công tác ban hành và thực hiện QĐHC của UBND tỉnh Bắc Kạn vẫn còn những bất cập, hạn chế. Những hạn chế này vẫn đang diễn ra hàng ngày, tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - chính

trị của địa phương. Việc nhìn nhận những tồn tại đó để tìm ra nguyên nhân từ đó có phương hướng khắc phục trở thành một yêu cầu bức thiết không chỉ của các cơ quan HCNN mà của toàn xã hội.

- Các quyết định của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành thường sao chép lại các quy định của cấp trên nên nhìn chung tính khả thi sau khi ban hành không cao, đến lúc thực hiện thì còn chung chung và chưa thực sự thực thi có hiệu quả. Các QĐHC này nhiều khi còn chưa làm rõ được nội dung, vấn đề giải quyết, chưa xác định được phương thức giải quyết vấn đề từ đó tạo ra nhiều kẽ hở pháp luật trong quản lý dẫn tới sai phạm phát sinh.

- Trên thực tế một số QĐHC được ban hành vẫn chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu đối với nội dung và hình thức một QĐHC. Nhiều quyết định ban hành còn chưa đảm bảo được tính cụ thể, quyết định chưa có sự phân hóa theo từng vấn đề, từng đối tượng áp dụng hay từng chủ thể ban hành. Có những quyết định được ban hành quy định còn quá chung chung gây khó khăn cho việc thực hiện, không biết thực hiện thế nào cho đúng nhưng cũng có những quyết định lại quy định quá chi tiết, không phù hợp với hoàn cảnh.

Quyết định ban hành chưa phù hợp với lợi ích của nhà nước và của xã hội vẫn xảy ra, trên thực tế luôn tồn tại những quyết định mâu thuẫn giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của xã hội mặc dù không phải lúc nào quyết định đó cũng sai về thẩm quyền hoặc trái với quy định của pháp luật. Không phải lúc nào pháp luật cũng dự liệu hết được các tình huống xảy ra trong cuộc sống, chính việc này đã tạo ra một “khoảng trống”. Nếu quyết định ban hành trong “khoảng trống” đó mà không lấy lợi ích của Nhà nước và xã hội làm tiêu chí thì quyết định đó cũng chưa bảo đảm được quyền của công dân.

Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định ở địa phương còn nhiều hạn chế về trình độ, năng lực. Nội dung thẩm định phần lớn về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, chưa đi sâu phân tích nội dung của văn bản.

- Quyết định hành chính được các chủ thể ban hành không tính đến đối tượng chịu sự tác động của quyết định. Một số QĐHC khi thực hiện đã vấp phải tình trạng “phản ứng” dữ dội, thậm chí là chống đối từ chính các chủ thể phải thi

hành quyết định, vì vậy, ngay từ khâu đầu tiên của quá trình thi hành quyết định đã không đem lại hiệu quả, không phù hợp với thực tế.

Quyết định 2758/2008/QĐ-UBND, ngày 25-12-2008, về việc ban hành danh mục các dự án khuyến khích đầu tư và quy định các chính sách ưu đãi áp dụng cho các dự án khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chỉ tập trung về chủ trương khai thác khoáng sản cho các doanh nghiệp mà không chú ý đến những hệ lụy mà người dân đang gặp phải. Hệ quả là quyết định này mới được khoảng một năm thực hiện, đã bị phản ứng dữ dội từ cơ sở và người dân.

- UBND tỉnh Bắc Kạn còn chưa thật sự nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại kết quả khi thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hành chính. Đ ể một quyết định được ban hành và thực hiện trên thực tế cần phải trải qua nhiều quy trình khác nhau, có sự kết hợp tác của nhiều chủ thể. Do vậy công tác tổng kết, đánh giá thực tiễn là vô cùng cần thiết nhằm phát huy những điểm tích cực đồng thời khắc phục những hạn chế. Có làm được như vậy thì chất lượng của quyết định hành chính mới được nâng cao. Việc đánh giá nhiều khi còn mang tính hình thức, đối với những quyết định được ban hành nhưng lại không đảm bảo được các yêu cầu của pháp luật, quyết định không có giá trị trên thực tế thì công tác này đặc biệt phải coi trọng. Do đó tình trạng quyết định ban hành chưa đúng quy định vẫn thường xuyên xảy ra trong thực tế để rồi chính cơ quan đó lại phải ban hành quyết định khác huỷ bỏ hoặc sửa đổi.

- Vấn đề thực thi còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ cán bộ còn thấp, đặc biệt là cán bộ xã, phường, vùng sâu, vùng xa. Việc kiểm tra đốc thúc ở nhiều khu vực miền núi xa xôi còn gặp nhiều khó khăn. Còn nhiều quyết định chưa được thực hiện triệt để khiến người dân bức xúc khiếu kiện vượt cấp gây sức ép công việc cho các cơ quan hành chính cấp trên.

Ví dụ trong Quyết định số 2693/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định về quản lý xe máy chuyên dùng và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Quyết định này đã tạo hành lang pháp lý cho

việc bảo vệ tài nguyên chưa khai thác trên địa bàn. Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chủ yếu của việc thực hiện Quyết định số 2693 chưa hiệu quả là do chính quyền cấp cơ sở chưa thực sự vào cuộc. Nhiều xã không tổ chức tuyên truyền, không tổ chức đăng ký đầy đủ phương tiện máy móc, thiết bị chuyên dùng; xử lý chưa nghiêm các đối tượng sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng tham gia khai thác khoáng sản trái phép. Ngoài ra, Quyết định số 2693 chưa được các ngành và chính quyền địa phương hiểu rõ và thống nhất trong tổ chức thực hiện…

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 68 - 71)