Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 72 - 76)

7 Hỗ trợ gia đình chính sách Hộ 5.000.000 01 5.000

2.3.4.Nguyên nhân của những hạn chế

Trong những năm qua việc ban hành và thực hiện QĐHC của UBND tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành công, bên cạnh đó cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành, thực hiện QĐHC khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp không ít khó khăn, hiệu quả công tác quản lý của các cơ quan nhà nước chưa cao, quyền và lợi ích của người dân chưa được bảo đảm. Nguyên nhân chính của những tình trạng trên là:

Thứ nhất, văn bản pháp luật liên quan và hướng dẫn về các yêu cầu đối với QĐHC của UBND tỉnh còn một số bất cập.

Cụ thể: Tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 chỉ có duy nhất Điều 3 quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phải phù hợp với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật". Tiếp đến văn bản hướng dẫn là Nghị định 40/2010/NĐ-CP cũng chỉ có duy nhất 1 điều quy định về vấn đề thế nào là một văn bản hợp hiến, hợp pháp tại Điều 3. Cuối cùng tại Thông tư 20/2010/TT-BTP, cũng tại Điều 3 cụ thể hóa cho Điều 3 của Nghị định 40/2010/NĐ-CP ghi nhận về vấn đề này.

Tuy Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 đã có quy định từ Điều 35 đến Điều 40 về việc này nhưng trên thực tế UBND tỉnh không tuân thủ triệt để, đặc biệt khâu lấy ý kiến và thẩm định dự thảo (Điều 37 và Điều 38).

Cụ thể như khâu lấy ý kiến, nếu được làm tốt thì sẽ là cơ chế thông tin phản hồi đa chiều hiệu quả để UBND tỉnh cân nhắc xem cần chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp. Nhưng do làm cho lấy có nên ý kiến thu được nghèo nàn và thiếu khá nhiều ý kiến chuyên gia, cũng như ý kiến của chính đối tượng bị tác động.

Cũng từ coi nhẹ việc lấy ý kiến dẫn đến tình trạng "trắng" ý kiến hoặc có thì "nghèo nàn" dẫn đến khâu thẩm định dự thảo QĐHC của UBND tỉnh kém hiệu quả. Đây là điều dễ hiểu bởi không có ý kiến phản ánh về tính hợp lý, hợp pháp… khâu thẩm định chỉ có thể "cưỡi ngựa xem hoa".

Công tác rà soát là khâu quan trọng để loại bỏ những QĐHC không đảm bảo yêu cầu hợp pháp, hợp lý và lỗi thời. Nếu chỉ dừng ở số lượng các quy định ít ỏi như trên thật khó để đảm bảo chất lượng rà soát. Hơn nữa, vấn đề ý thức tự hậu kiểm, tự tiền kiểm đóng vai trò rất quan trọng bên cạnh việc tăng cường các quy định rà soát. Có như vậy mới hy vọng đảm bảo được tính hợp pháp và hợp lý trong các QĐHC của UBND tỉnh.

Thứ hai, chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân và tập thể khi không bảo đảm các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với QĐHC của UBND tỉnh còn chưa cụ thể.

Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 cũng chỉ quy định chung chung tại Khoản 5- Điều 9: Việc giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân khi có vi phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật nhưng cụ thể thì không nói rõ văn bản nào. Hơn nữa, dù Nhà nước đã có một số văn bản dưới luật dùng để làm căn cứ (được ban hành sau này) để xử lý văn bản quy phạm pháp luật của UBND có dấu hiệu vi phạm pháp luật (mà cụ thể ở đây là tính hợp pháp, tính hợp lý đối với QĐHC của UBND tỉnh) nhưng dường như chế tài cụ thể đối với cơ quan ban hành cũng như cá nhân có liên quan chưa được cụ thể hóa.

Trước tiên là quy định tại Khoản 2- Điều 7 Nghị định 40/2010/NĐ-CP năm 2010 và Điểm 5, Điều 3 Thông tư 20/2010/TT-BTP năm 2010 hướng dẫn Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Điều khoản này có quy định: Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tiếp đến tại Điểm 5, Điều 3 Thông tư 20/2010/TT-BTP quy định:

Trường hợp kiểm tra phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải xem xét trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản để làm cơ sở cho việc xử lý văn bản và xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật đó, cũng như cơ quan, người có trách

nhiệm tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.

Về cơ bản cũng có một số chế tài để xử lý khi cơ quan có thẩm quyền ra kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái luật. Cụ thể: Nếu xét theo Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 nếu cán bộ, công chức hay UBND tỉnh nào ra QĐHC sai gây hậu quả có thể xử lý theo các tội quy định trong chương các tội phạm về chức vụ như Điều 285 Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng …; Theo Luật Cán bộ công chức năm 2010 khả năng nếu cán bộ, công chức ra QĐHC không đạt yêu cầu gây hậu quả sẽ xử lý theo Điều 78 các hình thức kỷ luật đối với cán bộ và Điều 79 các hình thức kỷ luật đối với công chức. Ngoài ra, có thể xử lý trách nhiệm công chức theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực từ 01/01/2010.

Nhìn chung các quy định đã có nhưng thiếu tính cụ thể và đặc thù bởi hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và QĐHC của UBND tỉnh nói riêng cần phải được làm rõ hơn về tính trách nhiệm và mức độ, căn cứ xác định lỗi mới hy vọng việc ban hành văn bản được đúng các yêu cầu quy định về tính hợp pháp và hợp lý.

Thứ ba, công tác tập huấn, nâng cao trình độ, giáo dục đạo đức và ý thức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, soạn thảo QĐHC hiện nay chưa hiệu quả.

Địa phương luôn quan tâm công tác đào tạo cán bộ, công chức để đội ngũ này kịp cập nhật văn bản mới và các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với việc soạn thảo, ban hành một QĐHC. Tuy nhiên, chất lượng cán bộ, công chức làm công tác này còn khá nhiều vấn đề từ trình độ cho đến đạo đức, ý thức.

Thứ tư, cơ chế thông tin - phản hồi đa chiều - phản biện xã hội chưa được phát huy.

Trong xu thế toàn cầu hóa thông tin hiện nay chỉ cần sử dụng máy tính cá nhân chúng ta đều có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin cần sử dụng. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đúng với việc người dân, doanh nghiệp, báo giới muốn biết về những QĐHC vi phạm trong các lĩnh vực quản lý hành chính như đất đai, đền bù, giải tỏa, giải quyết khiếu nại, tố cáo… đã bị phát hiện chưa và xử lý đến

đâu, xử lý như thế nào, cơ quan, cán bộ nào đã phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu...Bản thân các phóng viên tác nghiệp muốn tiếp cận thông tin về các quyết định sai còn khó khăn, vậy người dân bình thường thì còn khó khăn hơn. Qua đây, xuất hiện một vấn đề: chúng ta đang cố gắng xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh nhưng thực tế quyền thông tin, quyền được tiếp cận thông tin và phản hồi, phản biện dường như chưa được công bằng và dân chủ như nhóm các nước văn minh trên thế giới đã đạt được. Nhóm những nước này đã có Luật tiếp cận thông tin từ cả trăm năm trước, còn chúng ta thì vẫn chưa có mặc dù nó đã được trình Quốc hội lần đầu vào năm 2009. Từ năm 2009 cho đến nay dự thảo Luật tiếp cận thông tin bị gác lại vì nhiều lý do và vẫn chưa được thông qua.

Thứ năm, tư duy pháp lý kiểu cũ vẫn còn tồn tại.

Đây là tư duy pháp lí mang tính áp đặt một chiều từ phía nhà nước, thiên về quan niệm hành chính là cai trị chứ chưa phải là hành chính phục vụ. Vì tư duy như vậy nên coi trọng sự trừng phạt, coi cưỡng chế, phạt nặng là giải pháp để giải quyết nhiều vấn đề, dễ dẫn đến sự phản ứng của người dân, làm cho hoạt động quản lý không những không đạt được mục tiêu mà còn gây mất niềm tin trong nhân dân. Các chủ thể ban hành QĐHC trong nhiều trường hợp ít chú ý đến nhu cầu, khả năng thực hiện của các đối tượng tác động mà chỉ chú ý đến sự thuận tiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Từ đó tạo ra nếp nghĩ cứ không quản lý được là cấm, vô hình chung các quyền tự do cá nhân được quy định trong Hiến pháp cứ bị thu hẹp, hạn chế dần trong các QĐHC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hiện nay, các QĐHC do UBND tỉnh Bắc Kạn ban ra đang dần dần đúng theo quy định của pháp luật, tính hiệu lực và hiệu quả của QĐHC được nâng cao hơn so với trước đây và ngày càng bảo đảm được lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân. Thông qua việc phân tích tình hình ban hành QĐHC nói chung, tình hình ban hành QĐHC trong một số lĩnh vực cơ bản có tác động, ảnh hưởng tới quyền con người của UBND tỉnh Bắc Kạn, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những đánh giá chung về những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế khi ban hành QĐHC của UBND tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền con người khi ban hành quyết định hành chính (Trang 72 - 76)