1 2 Cơ cấu hành chính của thôn và sự vận hành của nó

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 59 - 62)

Bốn giáp hợp lại thành thôn, điều hành công việc thôn (đồng thời cũng là việc làng, việc xã - nhất xã, nhất thôn) có bàn Đình Trung. Sở dĩ gọi nh vậy vì “làng Việt Nam đợc tổ chức theo đơn vị hành chính là thôn và xã, xã là cách gọi làng và thôn là cách gọi của xóm (xét về mặt hành chính). Đôi khi một xã cũng có thể vài làng và một thôn cũng có thể gồm vài xóm” [11, 14].

Bàn Đình Trung gồm có 4 Cố Cả của cả 4 giáp với những ngời có chức trách lớn trong làng nh hào cựu (những ngời đã từng làm việc làng, việc nớc đã về hu) và lý trởng cùng bộ máy chức dịch của ông ta. Các viên chức trong bộ máy hành chính của làng Hội Thống đồng thời cũng là chức viên cấp xã của

chính quyền Nhà nớc quân chủ cấp cơ sở. Đứng đầu xã là lý trởng – nhân vật do dân làng xã bầu ra và đợc Nhà nớc quân chủ chấp nhận giúp việc cho ông ta có phó lý và Hội đồng chức dịch. Hội đồng chức dịch ở Hội Thống (Hội đồng Hào mục) có 5 chức viên gọi là Ngũ Hơng.

Hơng bộ có trách nhiệm quản th văn của xã Hơng bản giữ quỹ của xã

Hơng kiểm chịu trách nhiệm cảnh sát, hành chính và t pháp ở trong làng Hơng Mục trông coi, tu bổ công sở, đê miếu trong làng

Hơng dịch phụ trách thông tin và vệ sinh trong làng

Để có thể hoạt động, Hội đồng chức dịch lại lập thêm một nhóm giúp việc: Tuần đinh, Tuần tra, Thủ khoán. Ngoài ra còn phải kể đến anh Seo hoặc anh Mõ là ngời đa tin trong làng.

Dới xã là giáp, đứng đầu là Thủ khoản (thầy đạo). Ngoài những trách nhiệm theo truyền thống ra thủ khoản còn có chức năng đứng đầu giáp về mặt hành chính. Dới thủ khoản là các tộc biểu – những ngời có uy tín trong mỗi dòng họ, đợc bầu ra để đại diện cho cả họ về mặt hành chính trớc giáp. Khi có lệnh của quan trên về xã, ví dụ việc điều đi phu chẳng hạn, lý trởng đợc sự cộng tác của Hội đồng ngũ hơng, phân bổ số nhân công cho các giáp rồi thông báo cho các thủ khoản biết để thi hành. Nhận đợc thông báo, thủ khoản họp các tộc biểu lại để cùng các vị này cử ngời cụ thể. Sau đó, trởng giáp thủ khoản nộp danh sách cho lý trởng, đồng thời động viên những ngời lên đờng vui vẻ làm nghĩa vụ.

Nh vừa mô tả ở trên, bàn Đình Trung là một mặt trận khá rộng rãi, tập hợp nhiều tổ chức khác nhau. Nổi bật là hai vế: 1 vế là cơ cấu truyền thống – tức Giáp và 1 vế là bộ máy chức dịch. Còn các bậc hào cựu có thể đợc ví nh là dấu nối giữa hai vế. Mọi công việc quan trọng của làng nh thu su thuế, điều phu, bắt lính…đều đa ra luận bàn ở bàn Đình Trung. Đơng nhiên không phải bất kỳ công việc nào của làng cũng phải thông qua bàn Đình Trung, các công việc mang tính chất hành chính hàng ngày thì chủ yếu là do bộ máy chức dịch thực hiện, còn những công việc có tính chất tập tục thì do thầy làng, thầy đạo bàn bạc giải quyết lấy. Đơng nhiên đôi khi cũng viện đến sự giúp đỡ của bộ máy chức dịch.

Nh vậy là về mặt cơ cấu, tổ chức lớp tuổi – giáp, và bộ máy hành chính là hai loại tổ chức khác nhau, giáp là tổ chức mang tính chất dân chủ làng mạc, còn bộ máy chức dịch mang tính chất chuyên chế hành chính. Nhng trong khi vận hành hai tổ chức này phải dựa vào nhau để giải quyết mọi công việc cho “có lý có tình”.

Cho đến những năm trớc cách mạng Tháng 8 năm 1945 giáp không còn tồn tại, “xã chia thành các xóm dựa vào địa hình và nghề nghiệp làm ăn của dân

để đặt tên: xóm Đình, Chùa, Bàu, Cồn Rùng, Biển và Đáy’’ [2, 8]. Sau cách mạng Tháng 8 là các xóm: Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Hồng Thái, Trần Đăng Ninh, Lê Hồng Phong.

Hiện nay ở Hội Thống, cơ cấu tổ chức đoàn thể là Mặt trận tổ quốc xã, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội ng nghiệp và dới xã có tổ chức các xóm hành chính là: Hội Thuỷ, Hội Tiến, Hội Tân, Hội Ninh Châu, Hội An Toàn, Hội Long, Hội Thái, Hội Minh, Hội Quang, Hội Phú, Hội Thành 1 và Hội Thành 2.

Qua tìm hiểu cơ cấu tổ chức Giáp và tổ chức Làng ở Hội Thống chúng tôi có thể cô đúc lại vài điểm chính.

Cho đến năm 1980, sau nhiều năm nghiên cứu, nhà dân tộc học Từ Chi mới vạch ra đợc bản chất của Giáp nh chính lời tác giả nói: “Nếu nh, trong làng của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ ngõ và xóm biểu thị quan hệ láng giềng, còn họ nói lên quan hệ huyết thống, thì “Giáp” phải đợc định vị đâu đó giữa hai cực trên. Nói một cách khác, không thể xếp chúng vào bất cứ loại nào trong số hai loại quan hệ đó do các nhà cổ điển sơ kết, chẳng những thế nếu ngõ xóm và họ là những cơ cấu hiển hiện, những cơ cấu nổi màng màng trên bề mặt của sinh hoạt làng mạc, mà đa số ngời làng sẵn sàng giải thích ngay cho ta khung tổ chức và cách vận hành thì, trái lại giáp là một cơ cấu có phần ẩn tầng, một cơ cấu cố ý hay vô tình chìm xuống một tầng sâu hơn của cuộc sống làng mạc, mà diện mạo, ranh giới tổ chức và cách vận hành không dễ gì hiện lên ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên trong tầm mắt ngời đi điền dã. Chẵng những thế mà trong ngôn ngữ hàng ngày của họ, ngời nông dân Việt Nam ở Bắc Bộ dễ dàng đánh đồng với xóm, với thôn, với làng…ấy thế giáp vẫn tham gia vào cơ chế và sinh hoạt của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ nh là một thành phần sinh động không thể thiếu, hơn thế nữa nh là một động lực quan trọng, nếu không phải là chủ yếu, làm cho bộ máy làng xã quay đều. Có thể nói rằng đây là cái đinh (không thể nhận ra ngay) của bức tranh toàn cảnh” [49, 46].

Vậy thì t liệu trên đây (nhắc lại một giáp có nghĩa nh một xóm, cũng có nghĩa nh một làng, nó vừa là một tổ chức lớp tuổi vừa là một tổ chức hành chính) của xã Hội Thống, có gì mâu thuẫn với điều nhà dân học Từ Chi đa ra?

Cũng trong tài liệu trên, chính Từ Chi đã đề cập đến vấn đề này. Theo ông, hơng ớc với t cách là một cơng lĩnh tinh thần thiếu tầm thớc về mặt tổ chức quanh chính quyền quân chủ cơ sở nhất là khi mà chính quyền ấy bị “bao vây” giữa rất nhiều đơn vị tập hợp ngời trong khuôn khổ của những hình thức tổ chức khác nhau. Để làm trọn chức năng chuyên chính của mình, chính quyền quân chủ tại các làng đứng trớc hai con đờng phải lựa chọn: một là cố tình không biết

đến các hình thức “phi chính quyền” ấy nghĩa là đơn độc thi hành chuyên chế, hai là lợi dụng chúng đợc chừng nào hay chừng ấy khi thi hành chuyên chế. Bởi những lý do dễ hiểu, bộ máy chính quyền ở cấp xã đã chọn con đờng thứ hai.

Qua t liệu ở làng Hội Thống, chúng ta cũng màng màng thấy tổ chức Giáp, tổ chức lớp tuổi đã bị chính quyền cơ sở lợi dụng, thao túng để vừa thoả mãn cho Nhà nớc, vừa phần nào tạo nên một ảo ảnh “dân chủ” đối với dân làng. Và phải nói, ở đây chính quyền dân chủ cơ sở đã thành công ở chỗ các giáp độc lập nh một xóm ấy đợc tập trung lại thành làng, đồng thời lợi dụng các chức dịch truyền thống nh (tộc biểu, trởng giáp) vào mục đích phục vụ cho chính quyền.

Cũng nh muôn vạn làng Việt khác, đã từ lâu làng Hội Thống đã mặc nhiên chấp nhận quyền hành pháp của bộ máy lý dịch ở cấp làng – mắt xích cuối cùng của bộ máy Trung ơng tập quyền. Đơng nhiên không vì thế mà Nhà nớc quân chủ chỉ giải quyết công việc bằng các biện pháp hành chính cỡng bức. Minh chứng cho nhận xét này là cơ cấu của bàn Đình Trung. Có thể cho rằng bàn Đình Trung chỉ là hình thức, chỉ là một thứ “dân chủ giả hiệu”, nhng trong chừng mực hàng ngày chung sống với nhau, trên mọi phơng diện nhất là trên ph- ơng diện kiếm sống ở ngoài biển khơi, những viên chức trong bộ máy lý dịch không dại gì để mất lòng các “già làng” (đại diện ở bàn Đình Trung là các Cố Cả và Thầy làng) hiện diện trong bàn Đình Trung. Cha kể đôi khi ý kiến của ngời già lại là những lời khuyên bảo hữu ích. Trong chừng mực nhất định, các tổ chức truyền thống có tham gia một cách gián tiếp vào việc điều hành sản xuất. Thí dự giám sát việc bắt thăm đi làm nghề.

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w