2 Quan hệ hôn nhân và gia đình 2 1 Quan hệ hôn nhân

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 65 - 67)

3. 2. 1. Quan hệ hôn nhân

Nh đã đề cập ở phần lịch sử lập làng, c dân Hội Thống hầu hết là nguời kinh (Việt), cho nên mối quan hệ hôn nhân ở đây cũng là giống nh hôn nhân của ngời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Cái khác ở đây là hôn nhân mang một số nét đặc thù riêng của vùng biển. Đó là về đối tợng hôn nhân, trớc đây con trai làng Hội thờng tìm hiểu con gái trong làng là chủ yếu, ít khi họ tìm hiểu con gái hay hỏi vợ ở các làng quê làm nông nghiệp, có chăng họ tìm hiểu con gái ở làng biển khác trong vùng. Cũng nh thế nh con gái làng Hội ít khi lấy chồng ở các làng quê làm nông nghiệp. Theo quan niệm của họ trai gái yêu nhau và lấy nhau trong làng rất thuận lợi cho cuộc sống về sau của gia đình, rất hiểu công việc làm ăn của nhau, hơn nữa không phải mất thời gian để “học việc” (cái mà ngời dân Hội Thống không muốn), một điều nữa họ ít có điều kiện tiếp xúc giao lu với trai gái các làng quê khác.

Cũng nh các làng quê khác, các thủ tục cới hỏi ở làng Hội tuân thủ các b- ớc của tục cới hỏi của ngời Việt xa. Ngày trớc vai trò của cha mẹ trong hôn nhân là cực kỳ quan trọng, quyết định cuộc đời của các đôi nam nữ, thậm chí ép buộc theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và gia đình hai bên phải “môn đăng họ đối”. Các cụ thờng kén dâu theo tiêu chuẩn “Công dung ngôn hạnh” của cô gái và kén rể dựa vào tiêu chuẩn đạo đức và chí khí nam nhi của chàng trai. Khi gia đình nhà trai muốn hỏi vợ cho con mình trớc tiên phải chọn ngời làm mai mối. Ngời làm mai mối phải biết ăn nói, thuyết phục đợc cả hai bên nếu nhà gái ng thuận sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết nh lễ dạm ngõ, lễ hỏi (vấn danh) lễ dẫn trầu (nạp tài) lễ cới. Sau khi đã tổ chức lễ dạm ngõ, chàng trai phải thờng xuyên đến nhà gái làm rể, còn cô gái thì ngồi trong buồng nhìn chàng trai qua khe cửa.

Có chàng trai phải đi hàng chục km để gánh hàng đi chợ cho cô vợ tơng lai của mình:

“Chợ Voi anh ngớc (đón) tận truông Cất đi gánh nặng cho nờng (nàng) khoẻ vai”

Vào các dịp tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ…chàng trai phải đa lễ vật đến họ hàng bà con nhà gái “sêu tết” (ngày xa hỏi vợ cha sêu tết mà đã xin cới là khiếm nhã, bị mọi ngời chê cời, đối với những nhà nghèo nhà trai chỉ sêu vào ngày tết Nguyên đán). Trong lễ hỏi, nhà trai và nhà gái các vị chú, bác, cô, dì ngồi bàn chuyện cới xin hai cháu. Sau đó cả hai bên đều thông báo cho tất cả bà con họ hàng, nhà gái thách cới bao nhiêu thì nhà trai chấp nhận bấy nhiêu (cũng tuỳ vào từng gia cảnh). Đến ngày cới đều tổ chức ăn uống tại nhà trai. Đám cới thờng đợc tổ chức ban ngày, khi có ngời thân chết mới tổ chức ban đêm. Nhng tổ chức ban ngày hay ban đêm bao giờ cũng có một bé trai xách đèn dẫn đờng đi đón dâu. Một cụ trởng họ, đông con cháu, vợ chồng song toàn mặc áo thụng đỏ, đầu che lọng xanh đi đầu đoàn ngời. Đám cới to hay nhỏ căn cứ vào việc “chặn đờng”, ngời ta chặn đờng một mành tre, đám cới phải có ngời bỏ ra một ít tiền họ mới mở.

Vì nghề biển là nghề “may rủi” bấp bênh, cho nên trong quan hệ hôn nhân ngời dân ở đây cũng rất thực dụng:

“Thà nằm đất lấy mệ bán hơng Còn hơn nằm giờng lấy mệ bán cá”

Tuy thế trong địa hạt tình yên, ngời con trai làng Hội Thống cũng rất tự hào về nghề nghiệp của mình, họ cũng bốp chát và hừng hực nh cái nghề ăn sóng nói gió:

“Lấy quan – quan cách Lấy khách về tàu

Lấy con nhà giàu Bữa ni đập mai chửi Lấy lính hàng đội Bữa ni đổi mai thay Bắt quá lấy anh đây Câu cá trích bạc má”

Hiện nay quan hệ hôn nhân ở làng Hội Thống đã có những thay đổi về chất. Trai gái đến tuổi trởng thành đợc tự do tìm hiểu yêu đơng, quyết định cuộc sống vợ chồng của mình không thông qua mai mối nh trớc đây, hoặc bị cha mẹ ép buộc. Trừ một số thanh niên có điều kiện học hành, thoát ly khỏi làng, còn đại đa số thanh niên nam nữ trong làng Hội Thống đều mong muốn kết hôn với ngời trong cùng một làng xã theo truyền thống. Đám cới hiện nay đợc tổ chức theo

nghi thức nếp sống mới, vui vẻ, trọng thể và hầu hết đều do đoàn thanh niên đảm nhận. Xu hớng lập nghiệp rồi mới xây dựng gia đình sinh con đẻ cái đang phổ biến ở làng Hội Thống.

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w