2 2 Quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 67 - 68)

“Gia đình là nơi hình thành và nuôi lớn nhân cách con ngời Việt Nam, đ- ợc tiếp truyền từ đời này qua đời khác mà thành nhân cách và đạolý dân tộc. Hơn bất cứ ở đâu, đạo lý Việt Nam có đợc đảm bảo phải đợc đảm bảo từ đạo lý gia đình và dòng họ. Cho nên gia đình ở Việt nam phải đợc coi là hàng đầu, là nguồn nớc trong lành và thẳm sâu nhất trong đời ngời. Thiếu nó là thiếu tất cả, con ngời còn gì nữa đâu mà thành ngời, chứ cha nói tới vinh quang và sự nghiệp có thể làm rạng rỡ tổ tông và nòi giống” [41, 21].

Gia đình có ảnh hởng sâu sắc tới nhân cách, lối sống của mỗi ngời, góp phần tích cực xây dựng thái độ của con ngời đối với xã hội. Cũng nh quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình của c dân làng biển Hội Thống mang đầy đủ các đặc điểm gia đình của ngời Việt. Đó là tiểu gia đình phụ quyền bao gồm một cặp vợ chồng và con cái của vợ chồng của họ. Mỗi ngời con trai thứ sau khi cới vợ đợc một thời gian đều thành lập gia đình riêng của mình (ra khỏi nhà bố mẹ). Từng hộ nh thế đều có nền kinh tế riêng, do cha mẹ phân chia. Tất nhiên bố mẹ già vẫn giữ ngời con trai cả ở lại trong nhà, dù anh đã có vợ, có con. Khi bố mẹ mất đi anh đợc thừa hởng ngôi nhà và phần tài sản lớn nhất. Trong quá trình phát triển của gia đình “nhỏ” và hạt nhân lại đợc tập hợp thành một thực thể rộng lớn hơn, đó là tổ chức “họ” (đơn vị chung tộc danh về phía bố – chữ của Nguyễn Từ Chi), có kinh tế độc lập và không theo đuổi mục đích kinh tế rõ ràng, nó chỉ nhằm giải quyết hai vấn đề: Đảm bảo chế độ ngoại hôn trong làng từng họ và thờ phụng tổ tiên ở mức rộng rãi nhất.

Trong gia đình của dân c làng Hội có một số phong tục rất đặc thù mang đậm dấu ấn miền biển, đó là tục sinh con. Khi gia điình có ngời chuẩn bị sinh nở, trớc tiên phải treo một cây dứa dại ở ngoài ngõ. Đồng thời ở cửa ra vào cắm một que củi cháy dở, không còn lửa. Khi sinh xong nếu là con trai đầu que củi có than quay ra biển, nếu là con gái thì đầu que củi có than quay ra phía chợ, ngụ ý rằng khi lớn lên con trai sẽ tiếp nối nghề nghiệp đánh bắt cá của cha ông, con gái lớn lên sẽ lo toan việc chợ búa, nội trợ trong nhà. Trong 3 ngày đầu kể từ khi sinh, các thành viên trong gia đình không một ai bớc xuống thuyền đi biển. Nếu chẳng may đứa bé không nuôi đợc (tử vong) thì lại là một kiêng kỵ lớn. Khi đầy tháng cho con, ngời mẹ phải đi chợ bán một thứ gì đó gọi là bán “phòng long” (tức bán đi cái xúi quẩy). Những áo, tã lót trớc khi dùng cho đứa bé phải quàng vào mình chó. Theo suy nghĩ của họ, đây là biện pháp làm cho ma quỷ thấy bẩn không dám đến gần để quấy rầy đứa trẻ. Ngời mẹ kiêng không ăn rau, canh và

trái cây mà phải dùng nớc chè đặc. Xung quanh cây dứa dại, ngời ta để các vật thừa mà ngời phụ nữ dùng trong tháng đầu tiên khi sinh nở nh than tro, bã chè… Đầy tháng thì tháo bỏ đòn nhún (túi bã chè, than tro) và mang những thứ này đổ ra biển. Theo quan niệm của ng dân, con trai nào đẻ vào lúc con nớc đang xuống thì về sau số làm ăn khấm khá, nó sẽ trở thành tay đi biển khá thành thạo. Nhng nếu đẻ vào ngày nớc sinh (gọi là ngày con nớc) thì lại không tốt. Con đây tháng, gia đình làm lễ cúng bà mụ. Lúc còn bé, nếu đứa trẻ đi dâu thì phải quệt một vệt vôi, mực hay nhọ nồi vào mặt đứa bé để cho xấu xí không đợc khen bé đẹp, to lớn…Đẻ con gái thì ngời mẹ đợc gọi là “chị cu”, “chị chắt”, đẻ con trai ngời cha đợc gọi là “anh cu”, “anh chắt”.

Trong gia đình mối quan hệ vợ chồng nói chung tơng đối bình đẳng. Ngời vợ có vị trí rất cao, họ chẳng những là ngời làm kinh tế mà còn là ngời trực tiếp giáo dục dạy dỗ con cái cho đến lúc trởng thành. Cũng nh c dân các dân tộc khác, quan hệ cha con, mẹ con ở làng Hội Thống cũng rất thuận hoà và trung hiếu.

Hiện nay quan hệ gia đình ở làng Hội Thống nhìn chung là hoà thuận, do có sự phân công công việc rõ ràng, ngời cha đánh cá đi buôn, ngời mẹ lo chạy chợ nội trợ gia đình, con cái lo học hành và phụ giúp gia đình. Xu hớng gia đình ít con đang trở thành phổ biến ở làng Hội Thống. Công tác vận động kế hoạch hoá gia đình, nuôi con khoẻ dạy con ngoan đợc nhân dân hởng ứng tích cực và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w