1 Các hình thức kinh tế khác 1 1 Nông nghiệp ven biển

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 39 - 42)

Trực tiếp tiếp xúc với những làng biển là các làng nông nghiệp “So với các xã lân cận thì Hội Thống là xã có diện tích cấy lúa rộng nhất” [19, 29]. Ruộng đồng của họ đợc phân ra nhiều loại tên của các khoảnh đồng chính của họ nh sau:

Khoảnh lớn Hà có khoảnh nhỏ là cồn cát, Hà

Khoảnh lớn Dập có các khoảnh nhỏ là Dập mới, Dập ngoài, Dập giữa Khoảnh lớn Đồng có các đồng Sác, đồng Đình, đồng Nậy, đồng Mới, đồng Ngoài, đồng Lác, đồng Vỡ

Khoảnh lớn Truông có các khoảnh nhỏ Truông ngoài, Truông giữa, Truông trong

Khoảnh lớn Bàu có các khoảnh nhỏ Bàu ngoài, Bàu giữa, Bàu trong

Khoảnh lớn Trạng có các khoảnh nhỏ Trạng ngoài, Trạng trong, Trạng Trộ đó.

Nhiều khoảnh đồng, nhng diện tích mỗi khoảnh không đợc bao lăm. Mỗi khoảnh lại phân ra nhiều “tiểu khoảnh” và mỗi tiểu khoảnh lại gồm nhiều mảnh ruộng bé, ghồ ghề. Tất cả những mảnh bé nhỏ, ghồ ghề này thuộc những loại đất khác nhau, mà loại nào cũng rất khó cày ải. Ruộng đồng thì một mùa ngập nớc, còn mùa kia đất lại khô cứng, phải cuốc, hoặc cày bóc từng lớp mỏng một cách hết sức khó khăn. Truông, Bàu, Trạng là cát, hoặc đất pha cát, cho nên, lúc thiếu nớc, thì không kết dính vào nhau, ngợc lại khi có nớc thì lại nín xuống rất nặng. Đã thế, trên cát hay đất pha cát, có nhiều loại cỏ rễ chắc, bám đất rất chặt, lan rất nhanh.

Để cắt, xẻ hoặc đào rãnh trên những loại đất khó khăn này, cày chìa vôi là công cụ phù hợp với mọi xứ đồng. Cấu tạo của nó gọn nhẹ, nhng chắc chắn và đế cày không phẳng, mà nổi sống khiến nó luồn lách dễ dàng khi gặp những chớng ngại vật mà sức nó không thể thắng nổi. Cùng với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, chiếc cày chìa vôi đã đợc cải tiến chút ít, đế cày to hơn, diệp cũng to hơn và hơi xoắn vỏ đỗ để úp đất còn lại.

Để trồng lúa nớc, trớc tiên phải giải quyết cho đợc vấn đề nớc. Tại miền đất mà không hệ thống mơng, thông thờng nào có thể vợt qua các dòng sông nớc mặn để đa nớc ngọt về đồng, ngời nông dân lấy nớc ở đâu để canh tác? “Do không có nguồn thuỷ lợi chủ động, nên cơ cấu tạo nớc ngọt gồm có hai cống lớn. Cống trên cạn nhng rộng để lấy nớc mặt phù sa vào nhanh (mỗi năm chỉ đợc mấy ngày có lũ thợng ngàn). Cống dới hẹp nhng sâu để thoát lũ và tháo nớc ra khi cần thiết. Hai cống tạo thành dòng chảy một chiều góp phần cải tạo đất phèn” [21, 29]. Nhng cống ở đây lợng nớc ít và các khoảng đồng đất, cát hoặc pha cát không giữ đợc nớc, nên biện pháp thuỷ lợi thứ nhất này chỉ giải quyết đ- ợc một phần đất trồng trọt, các loại đất thịt (Đồng, Hà, Dập) với đại bộ phận đất

canh tác còn lại, ngời ta buộc lòng phải theo hớng thuỷ lợi thứ hai: chờ ma “ngời nông dân cấy xong là ngửa mặt lên trời cầu mong ma thuận để cung cấp nớc ngọt cho cây lúa, gió hoà khi lúa trổ” [21,29]. Hình thức này rõ ràng buộc con ngời phải phụ thuộc vào thiên nhiên, và con ngời đã thích ứng nền nông nghiệp của họ vào cảnh quan đặc biệt này bằng cách trồng khoai lang (đỏ, đò, trắng, vôi, nữ…) và các loại màu khác (đậu, vừng) hơn trồng lúa nớc. Đặc biệt ở trên bãi cát vốn khô cằn trong mùa hè, nhng trở nên ẩm ớt khi ma đến thì đất cây khoai lang ở đây có nhiều diện tích để sinh sống, không chỉ sống mà trên đất cát này cây khoai lang phát triển mạnh, cho nhiều củ, mà củ ngon

Trăng rằm đã tỏ lại tròn Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi

Khoai lang đất cát có năng suất cao, đợc trồng cây nhiều, và chiếm vị trí cây lơng thực chính ở vùng này. Cây khoai lang hiện vẫn tiếp tục đợc phát triển, một phần vì ng nghiệp không đảm bảo đợc đầy đủ cuộc sống cho ng dân, phần vì đất đai không thuận tiện cho việc trồng lúa. Họ cũng khôn ngoan chọn thời điểm gieo mạ và cấy sao cho thích hợp, để tránh tháng năm 5 tật, tháng mời 10 tật. Ngày trớc, đất ruộng trong xã đợc chia làm 2 vùng: đồng hoang là đồng làm một vụ chiêm, nếu nh có nớc sa vào nhiều thì không cần phân vẫn thu hoạch cao. Còn đồng thuộc thờng tốt hơn, ruộng đã đợc cải tạo chất đất bằng phân bón, nên mỗi năm làm đợc 2 vụ lúa chiêm, vụ mùa (mời) cấy lúa chiêm, nếp. Lúa đồng thuộc thờng tốt hơn lúa đồng hoang, nhng làm vất vả hơn. Mùa tháng 10 thờng gieo (theo hàng) vãi (không theo hàng) trực tiếp, ít năm đợc cấy. Vì thế mới có câu “lúa đồng làn đứt quang gãy gánh” hoặc “lúa đồng Ngoài, khoai đồng Tràng”.

Trong vờn rất ít nhà trồng cây ăn quả, có chăng là trồng ít cây cau, cây mít, cây chuối…ở rìa vờn. Còn nữa vẫn là trồng cây lơng thực nh ngô, kê, khoai sọ, khoai từ, khoai dong, khoai chuối, khoai tinh…và cà, để hỗ trợ thêm cái ăn trong mùa giáp hạt.

“Ngời nông dân ở đây nuôi trâu nhiều hơn nuôi bò, vì đất cày nặng rắn, việc chăn thả trâu dễ hơn bò. Nuôi gà, vịt, hoặc lợn mang tính chất tiết kiệm. Con lợn nuôi bằng nớc vo gạo, trộn với cám nhà xay giã, lá khoai bòn góp…Con gà vịt ăn hạt lúa, hạt gạo, hạt cơm thừa rơi vãi. Ngay con chó cũng chỉ ăn lơng thực “thấp” nh khoai, cám, cơm trên nồi” [13, 278].

Ng nghiệp, trong những năm gần đây đã đợc trang bị máy, ánh sáng, máy phát điện tập trung cá vào vó. Lối đánh cá khá hiện đại này có đa năng suất lên, nhng số lợng thuyền máy không nhiều, mỗi hợp tác xã chỉ có dăm thuyền máy là cùng.

Nói chung, nghề đánh cá ở đây còn gặp khó khăn, cảnh quan thiên nhiên không cho phép ng dân, với các công cụ tiền công nghiệp, vơn ra ngoài biển khơi, mà còn phải dựa vào đất liền, để tự đảm bảo cho mình một cuộc sống tơng đối ổn định.

Trong cảnh quan chung của vùng biển Hội Thống, trên đây chúng ta thử lọc vài đặc điểm chính đã cho phép con ngời không chỉ kiếm sống bằng con cá, mà cả bằng hạt lúa, củ khoai, nghĩa là kéo dài “nếp sống” đồng bằng ra tận ven biển. Qua một, hai chuyến điền dã ngắn, chúng tôi cha dành đợc nhiều thì giờ cho khía cạnh này của cuộc sống ven biển. Dù sao, cũng cần nói rõ thêm rằng các loại đất khác nhau kể trên, chủ yếu do các làng nông nghiệp khai thác, còn các làng ng mà giải quyết nguồn sống phụ bằng nông nghiệp thì chỉ có dới tay các đất hoang ở Trạng, hoặc các bãi cát khô cằn quanh khu vực c trú của họ.

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w