3 Các phơng tiện đi lại, vận chuyển

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 53 - 55)

* Đối với ng dân đi biển: Phơng tiện đi lại vận chuyển chủ yếu là dùng thuyền, thuyền đánh cá, thuyền thúng, thuyền câu…Thuyền vừa là phơng tiện đi lại vận chuyển vừa là phơng tiện đánh bắt cá biển, kích thớc của thuyền to nhỏ

tùy thuộc vào sử dụng đi xa hay gần, đánh bắt ở đâu. Thuyền lớn nhất có chiều dài là 32 thớc ta (12,8m), rộng 9 thớc ta (3,6m) tính giữa thuyền. Trớc đây thuyền chạy bằng buồm hai cánh gọi là buồm cánh én. Thuyền có 3 khoang (1 khoang dùng để ăn ở của thợ, 1 khoang đựng dụng cụ đồ nghề và cá ớp, còn 1 khoang đựng cá tơi). Những thuyền này ng dân Hội Thống không tự đóng đợc mà hầu hết mua ở Nghệ An.

* Đối với những ngời chế biến và buôn bán hải sản:

Do sản phẩm làm ra của mình phụ thuộc vào thị trờng tiêu thụ, cho nên phơng tiện vận chuyển đi lại của những ngời làm nghề này trớc đây chủ yếu là bằng thuyền vận tải (nhỏ, gọn, dễ đi lại trên các bến sông, lạch suối). Trên thuyền ngời ta có thể chở cá tơi, cá khô, cá nớng, mực hay nớc mắm, ruốc, mang đi tiêu thụ ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh (nếu có điều kiện thông thơng).

Ngày nay chủ yếu vận chuyển đi lại bằng xe ô tô, xe gắn máy, nhanh và kịp thời. Con cá, con mực hay nớc mắm ngon có thể mang bán lên tận những miền núi xa xôi của Tỉnh Hà Tĩnh nh Hơng Khê, Hơng Sơn. Đó là những gia đình có đủ điều kiện kinh tế để mua sắm, còn đối với những gia đình nghèo túng muốn đi lại để mua bán con cá, con mực, đấu gạo mớ rau ở các chợ vùng quê thì chỉ có một cách duy nhất là đi bộ gồng gánh.

Tiểu kết

Rõ ràng trong thế lấn biển và sống dựa vào biển, con ngời trên đất Hội Thống đã biết khai thác các nguồn lợi trong lòng biển một cách tối đa dựa trên khả năng vốn có của phơng tiện khai thác và dựa vào một vốn tri thức dân gian sâu sắc về biển; chính nhờ thế họ đã sống và phát triển vững vàng trớc biển cả bao la. Thứ nữa, trong môi trờng tự nhiên đó ngời Kẻ Hội đã biết khắc phục những nhợc điểm của vùng đất liền ven biển để không chỉ sống bám trụ vào biển mà còn phải có thể đứng trên đất liền bằng sự cải tạo chính nghề nông.Và không chỉ riêng kinh tế mà đời sống sinh hoạt vật chất của c dân ở đây cũng thích nghi với môi trờng gần biển.

Điều đáng trân trọng ở đây là quanh năm đối mặt với đại dơng đầy nắng và gió, vất vả vật lộn với biển khơi để kiếm sống nhng ngời dân Hội Thống đã tự tạo cho mình một đời sống văn hoá tinh thần phong phú và những giá trị văn hoá đó góp phần làm nên tính phong phú cho bản sắc văn hoá Việt Nam.

Chơng 3

Đời sống văn hoá tinh thần

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 53 - 55)