4 1 Một số tục thờ cúng tâm linh 4 1 1 Tục thờ Thành Hoàng

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 73 - 86)

3. 4. 1. 1. Tục thờ Thành Hoàng

Mỗi làng ở nông thôn Việt Nam ta đều thờ một hay nhiều vị Thành Hoàng, nhân dân ta đã giành cho Thành Hoàng làng một niềm tin tởng thiêng liêng kính cẩn.

“Thành Hoàng là vị thần bảo vệ làng, tuy cái tên chữ là mợn ở Trung Quốc, nhng Thành Hoàng Trung Quốc và Thành Hoàng Việt Nam không giống nhau. Thành Hoàng Việt Nam mới có từ ngày ta bị lệ thuộc nhà Đờng, rồi đến đời nhà Lý ở nớc ta mới có vị thần đợc tôn là Quốc Đô Thành Hoàng ở Thăng Long. Đến cuối thế kỷ XV, Thành Hoàng mới bắt đầu đợc thờ ở các làng quê Việt Nam” [27, 48]

Thành Hoàng Việt Nam có thể là những vị thần trong thần thoại, cổ sử Việt Nam, có thể là những anh hùng võ tớng đã từng giúp các triều đại, cũng có thể là những nhà khoa bảng, những ông quan thanh liêm đức độ, những vị có công khai dân lập ấp, mở rộng cơ nghiệp. Có cả những công chúa, những vị

hoàng hậu đã có công giúp đỡ dân làng tiền của, ruộng đất. Một số trờng hợp nh ngời hành khất, ngời ăn trộm hay ngời chết bất đắc kỳ tử cũng đợc tôn làm Thành Hoàng “Thành Hoàng là vị thần bảo trợ cho cộng đồng làng xã. Cuộc sống của cộng đồng có yên ổn hay không, thịnh hay suy đều phục thuộc vào sự phù hộ của thần. Mỗi làng có một vị Thành Hoàng riêng đại diện cho quyền lợi chung của cộng đồng” [37, 341].

Thành Hoàng đợc thờ ở đình làng, có nhiều nơi có miếu thờ Thành Hoàng riêng, nhng mỗi lần tổ chức lễ bái thì phải rớc Thành Hoàng ra đình, đứng đầu làng trong các vị thần khác, vào những ngày lễ hội vẫn phải về Thành Hoàng. ở

làng Hội Thống, Thành Hoàng đợc thờ ở 3 địa điểm: Đình Hội, đền Tiên Hiền và đền Tam Tòa.

* Đình Hội Thống

- Đình Hội Thống đợc khởi công xây dựng vào năm Kỷ Hợi Vĩnh Thọ thứ 2 triều vua Lê Thần Tông (1659) đến năm Canh Tý (1660) thì hoàn thành “Phần lớn kinh phí do các chủ mành đóng góp, chịu một vì đầy đủ, phần còn lại do dân xã đóng góp. Mái đình lúc đầu lợp tranh, 30 năm sau mới lợp ngói” [18]. Ngót 3 thế kỷ ngôi đình này vừa là nơi hội họp, giải quyết mọi công việc, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng “Là ngôi đình đợc xếp vào một trong những ngôi đình lớn nhất nớc” [17], “Đình Hội Thống thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật” [25, 4]. Đình nằm trên thửa đất thuộc xóm Hội Phú, trên một diện tích là 1496m2. Bao gồm cổng tam quan, nhà tả, hữu vu, sân và đình, có hệ thống tờng bao quanh. Đình ngoảnh mặt về hớng tây, “trớc đình xa kia là vịnh đình nối với sông Lam, trớc cổng đình là bến đò Cửa Hội, có bóng đa tỏa mát, có chợ họp đông vui, có bến làn bơi nơi tổ chức đua thuyền, thi bơi hàng năm. Sau cạnh đình là những cây lớn nh các, chùm mồi, thị. Bên phải có chải bơi, bên trái có ao đình rất rộng…xa chút nữa là biển. Phía tả nhìn thấy dải Hồng Lĩnh, phía hữu nhìn thấy đảo Song Ng” [52, 50], vì thế trong Văn Thúc ớc viết:

“Một ngôi đình nớc chảy vào lòng…

…Non xanh quải Hồng Sơn ng đảo, tả hữu chầm triều

Nớc bích tuôn Quế Hải, Lam Giang, Đông Tây Hoàn Cũng…” [45, 193] Ngày nay phía nam Đình là cánh đồng chín, phía bắc và phía đông là khu dân c sầm uất, trớc chính diện với đình là cánh đồng Hội màu mỡ và xa hơn nữa là dòng sông Lam đang cuộn sóng.

Trớc khi vào đình đầu tiên ta qua Tam Quan. Tam Quan đình Hội Thống có quy mô khá đồ sộ, nó đợc bố trí trên trục chính diện với ngôi đình với lối kiến trúc liên hoàn, khép kín. Hệ thống Tam Quan là một bộ phận quan trọng trong kiến trúc đình Hội Thống. Tam Quan đình Hội Thống bao gồm một cửa chính và hai cửa phụ, toàn bộ đợc xây dựng bằng gạch, vôi, vữa. Cửa chính rộng 5,2m, hai

bên là hai cột tam quan cao sừng sững. Có bệ hình vuông. Thân cột tam quan có hình khối, trên đỉnh cột có đắp mõm hai con nghê đang quay đầu vào nhau. Mặt chính của cột đợc đắp nổi hai con rồng bằng các mảnh sứ vỡ. Toàn bộ cột Tam Quan cao 7,2m, nối liền với hai cửa tiền là hệ thống tờng dài 2m, dày 0,1m, chính giữa có đặt xuyên hoa. Đây là hệ thống tiếp nối với hai cửa phụ, cửa phụ đợc xây theo kiểu hình vòm cuốn chồng diêm, hai tầng.

Tầng một là hai trụ xây bằng vôi vữa, cách nhau tạo thành hai cửa vòm . Nối với trụ là bốn mái hồi văn uốn cong đợc tạo nổi bởi cái đầu đao đắp nổi. Tầng trên có độ dài nhỏ hơn tầng một.

Hai bên cửa phụ là hệ thống tờng giắc nối liền với cột quyết có chiều cao là 5m, trên có đắp nổi lên tợng bông sen. Cột quyết là giới hạn cuối cùng của hệ thống tờng giắc Tam Quan. Chính giữa của mỗi bên đỡ hai cột trụ ốp trồng nhằm tạo độ vững cho bức tờng và hệ thống tờng này có trổ các hình ô vuông nhằm tạo sự thoáng đãng và tăng thêm vẻ đẹp cho hệ thống Tam Quan của ngôi đình.

Từ cột quyết này ngời ta xây dựng hệ thống tờng vuông góc với hệ thống tờng giắc của Tam Quan. Hệ thống tờng này chung với cổng hậu của nhà tả vu, hữu vu, và mỗi bên cũng xây hệ thống cột trụ ốp tờng để đảm bảo độ chắc cho hệ thống tờng bao này. Mỗi bên của hệ thống tờng bao có từ hai cửa cánh với một kiến trúc đơn giản ..

Cùng với hệ thống Tam Quan, hệ thống tờng bao này đã tạo nên một sự liên hoàn khép kín khu vực nội thất di tích đình Hội Thống.

- Sân đình: Qua khỏi cổng Tam Quan là sân đình. Từ cổng Tam Quan đợc lát một con đờng bằng gạch rộng 3,5m hớng thẳng tới sân đình, sân đình đợc tạo bởi những khuôn viên, cây cảnh nh cây bàng, cây đại, cây phợng… Bớc vào sân đình, cách cổng Tam Quan khoảng 3m ta gặp hai pho tợng bằng đá thạch xanh, đó là hai bức tợng voi đợc tạo dáng đứng đang hớng đầu vào nhau, mắt nhìn thẳng, đầu ngẩng cao vòi buông thả, cổ đeo đục đạc. Toàn bộ tợng cao 1m, tợng đặt trên bệ bằng đá, nó đã cùng với hệ thống khuôn viên cây cảnh tạo sự thoáng mát, sạch sẽ tăng vẻ đẹp tĩnh mịch cho kiến trúc di tích.

- Nhà tả vu, hữu vu: Nhà tả vu, hữu vu đợc thiết kế xây dựng ngay trong khu sân đình với chất liệu gạch, vôi, vữa. Đợc bố trí đối diện nhau và thiết kế giống nhau, mỗi nhà bao gồm năm gian và bốn vì kèo bằng gỗ, trên lợp ngói vảy. Tờng hậu cùng chung với hệ thống tờng bao quanh, phía hai đầu hồi của nhà tả vu, hữu vu đợc xây hai cột đứng cao 3,6m, chính giữa là hệ thống bốn cột quyết làm trụ đỡ cho bốn vì kèo đồng thời tạo nên một hệ thống cửa ra vào. Kết cấu vì kèo bao gồm đờng hạ làm bệ đỡ cho hai cột trụ con và hai đờng quá giang. Toàn bộ tạo thành một bệ đỡ cho bộ phận của mái ngói. Trên đỉnh mái đợc đắp nổi một hệ thống gờ nổi nhằm tạo sự bền vững của mái ngói chống gió bão. Tờng

hồi phải của nhà hữu vu và trái của nhà tả vu đợc xây nhô lên cao khỏi gá mái với hình chữ nhật có ba cấp nhằm làm nổi trang trí. Tại tờng hồi này có xây hệ thống cửa vòm. Đối xứng với bốn cột quyết ngời xa đã đổ bốn cột trụ ốp tờng để làm trụ đỡ cho bốn vì kèo, cũng là trụ để cho bức tờng hậu. Tại gian trái và gian phải của gian chính ở tờng hậu ngời ta xây hai cửa sổ bằng song gỗ, nền láng xi măng và độ cao so với mặt bằng sân đình là 0,2m. Mặt bằng của mỗi gian bằng nhau và có kích thớc nh sau: 3,5m x 2,3m, nối liền với tờng hậu là tờng bao kéo dài tới đình. ở hai phía trái và phía phải mặt tiền của ngôi đình ngời ta xây vuông góc với tờng bao tạo thành độ khép kín của khu vực di tích.

- Nhà bia: Nhà bia trái đợc làm cách tờng phía nam của đình 4, 5 m, nền đợc lát xi măng có kiến trúc đơn giản 4 góc xây 4 cột trụ đỡ lấy mái, không xây tờng bao. Bia đợc làm bằng đá thạch xanh, hình chữ nhật trán bia đợc tạo dáng hình mặt nguyệt, chính giữa tâm trán bia chạm nổi hình mặt trời, xung quanh là mây lửa, điểm bia đợc trang trí các hoạ tiết hoa lá, mặt chính là khắc chữ Hán nhng do thời gian nên chữ đã mờ. Nhà bia phải ở phía tờng hồi phải của đình theo hớng bắc ngời ta xây một nhà bia, nhà bia này cùng trục ngang với nhà bia bên trái. Nền nhà bia có hình vuông đợc xây một hệ thống tờng bao khép kín. Trên đổ mái vòm cuốn, phía chính diện có xây một cột cửa, toàn bộ nhà bia cao 3m. Bia đợc làm bằng đá thạch xanh, bia có hình chữ nhật khắc chữ hai mặt, trán bia chạm mặt hổ phù, xung quanh là hoạ tiết mây lửa.

- Đình: Đây là bộ phận chính và là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc đình Hội Thống. Vì vậy đình đợc xây cao hơn mặt bằng xung quanh là 0,4 m. Nền đợc láng xi măng, hành lang đợc lát bằng gạch hình vuông, đình gồm 7 gian 8 vì kèo bằng gỗ lim, mái lợp ngói vảy. Trên đỉnh nóc đắp đầu hổ phù đội nguyệt và hai bên là hai con rồng đang uốn lợn. Tại góc của giải bờ mái đắp nổi hai con nghê đang hớng vào nhau, tại góc mái là các đầu dao hình rồng cách điệu. Từ đỉnh nóc hay còn gọi là thợng lơng có một cột trốn xuống câu đầu có bệ đỡ làm trụ đỡ cho đình xà nóc và cũng từ đỉnh nóc chạy qua đầu cột cái, cột con là hệ thống kẻ chuyền. Hệ thống đỉnh nóc, hoành mái và cột trốn đợc đỡ lấy bởi những câu đầu to, khoẻ, câu đầu không chạm khắc mà chỉ bào và tạo hình vỏ măng. Toàn bộ hệ thống vì kèo, xà ngang, xà dọc, đờng hoành, câu đầu đợc liên kết với nhau bởi những con mộng. Toàn bộ đã tạo thành một bộ khung vững chắc đỡ lấy mái.

Ngôi đình đợc khép kín bởi hai tờng hồi và tờng hậu, tờng hồi đợc xây tiếp giáp với tờng bao vừa làm hệ thống đỡ cho bệ mái hồi và mái ngói. Tờng hậu đợc xây khép kín với hai tờng hồi. Tại các đuôi kẻ mái có xây dựng hệ thống cột trụ liền tờng để thay thế cho các hiên hồi đỡ lấy đuôi kẻ mái. Phần chính giữa của t- ờng hậu gian chính có một xuyên hoa hình tròn.

Nh vậy từ hệ thống tam quan cùng với hệ thống tờng bao, tờng hồi, tờng hậu của ngôi đình đã tạo nên một tổng thể khép kín khu vực nội thất quy mô kiến trúc đình Hội Thống. Điều đó nhằm tạo nên một không gian tĩnh mịch, nghiêm trang đầy nét văn hoá của kiến trúc đình làng.

Kết hợp với quy mô kiến trúc đình Hội Thống thì nghệ thuật điêu khắc ở đây cũng chiếm một vị trí quan trọng. Bởi lẽ nó đã cùng với quy mô kiến trúc tạo nên sự hoàn chỉnh, sự thống nhất trong nghệ thuật kiến trúc đình Hội.

Tại gian chính của đình phía dới câu đầu là đầu d, đầu d đợc thể hiện bằng các đầu rồng miệng ngậm ngọc, chân long, và thân rồng đợc thể hiện lên phần kẻ mái. Các nghệ nhân xa đã khá công phu tỷ mỷ cho việc hoá thân hình tợng rồng vào đó. Với những đờng chạm sắc nét, tỷ mỷ, hình tợng rồng đã đợc thể hiện một cách nhẹ nhàng uyển chuyển nhng rất khoẻ. Trên hệ thống ván ấm của đờng xa trung và đờng hoành gian giữa đợc chạm nổi mặt hổ phù, hai bên là hai con rồng và khoảng cách chia đều nhau bằng 4 chữ Hán chạm nổi, đó là “Thánh Trạch Quân Ân” (Lộc Thánh ơn Vua).

Hệ thống ván ấm của các gian khác cũng đợc chạm khắc khá công phu về các đề tài long vân, cuốn th…cũng tại các điểm tiếp giáp của kẻ chuyền đình Hội Thống nghệ nhân xa đã thể hiện các đề tài sóng nớc, các đề tài về rồng đang uốn lợn và đề tài hoa lá…trên các đờng xà, câu đầu không chạm khắc mà chỉ bào xoi hình vỏ măng. Những kỹ thuật đó đã cùng với thời gian, khí hậu của khu vực tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật cỡng lại những khuyết tật thô của từng bộ phận.

Nghệ thuật điêu khắc còn thể hiện tại các mặt của kẻ mái và ở phía đuôi kẻ mái tiếp giáp với cột con là những lá ván hình tam giác – nơi ẩn hiện của những hoạ tiết rồng uốn lợn. Chính giữa là cột trốn hạ xuống câu đầu cũng có hai lá ván hình tam giác đỡ lấy hoành mái. Phía dới là hệ thống ván hồi, hai bên đợc chạm nổi hai con hạc đứng, chân khoẻ, cao, đầu đang ở thế vơn lên và hai bên là hai câu đối chạm nổi.

Câu đối hồi phải: “Vạn tải ân quang viễn Thiên thu hệ trạch tờng” Câu đối hồi trái: “Lục long nghinh bách phúc Song phợng hiệp tam đa”

Toàn bộ đã tạo nên một mảng trang trí hết sức độc đáo, hấp dẫn của kiến trúc. Nh vậy với sự nhuần nhuyễn của nghệ thuật điêu khắc, với một quy mô kiến trúc đồ sộ, cùng sự khép kín liên hoàn đã tạo nên một tổng thể thống nhất đậm đà tính văn hoá dân tộc của đình làng Hội.

Tại gian chính đình Hội Thống trên cùng treo bức đại tự bằng gỗ có sơn son thiếp vàng với 4 chữ Hán “Xuân Đài Thọ Vực” (Cõi Thọ Đài Xuân).

Phía dới là bức tranh vẽ trên gỗ có màu sắc hài hoà với đề tài lỡng long chầu nguyệt. Tại gian chính có đặt hệ thống hai ghế đối diện nhau mặt bằng gỗ lim, đặt trên bệ xin măng. Hai bên trái phái của gian chính ngời ta xây nổi hai bệ xi măng hình chữ nhật. Đây là nơi tiến hành làm lễ khi hội đình.

Thời gian, con ngời và chiến tranh – 3 yếu tố ấy đã làm cho số lợng hiện vật ở đình Hội Thống bị ly tán. Hiện nay số lợng còn lại ở đình rất ít, bao gồm: 2 tợng Voi, hai bia bằng đá, 2 ghế, 01 đại tự, 01 tranh vẽ bằng gỗ.

Đình Hội Thống là một di tích kiến trúc nghệ thuật cổ đã và đang đứng vững trên mảnh đất chứa đựng nhiều sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ này. Phải nói rằng cho tới nay “Đình Hội Thống đã cùng với mảnh đất đầy sự kiện chiếm một vị trí quan trọng cho các nhà lịch sử học, mỹ thuật học, ngôn ngữ học, khảo cổ học, v…v lu tâm tới” [25, 12].

Trớc hết, đình Hội Thống là một nơi để tởng niệm những ngời đã có đóng góp lớn lao cho sự ra đời, trởng thành và phát triển của làng. Và là nơi nhân dân hội họp, sinh hoạt văn hoá, thảo luận công việc của làng Hội Thống nói riêng và đất nớc nói chung. Vậy, trong các kiến trúc cổ xa của làng ta, đình là loại có tính chất dân tộc hơn cả.

Tại đình không những còn lu giữ các hiện vật không chỉ có ý nghĩa về mặt nghệ thuật mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử lớn lao: Bức Đại tự, dòng chữ trên thợng ốc đã cho ta biết niên đại xây dựng; đặc biệt các bia đã không những cho ta biết thời gian tu sửa, thời gian đúc bia, họ tên những ngời đã công với cộng đồng mà qua văn bia chúng ta còn hiểu đợc phần nào về tổ chức làng xã, sự phát triển kinh tế và đóng góp của con ngời làng Hội. Kiến trúc đình và cả mảng chạm khắc ở đình giúp ta hiểu thêm phần nào về phong cách tâm hồn, năng khiếu, thẩm mỹ và khả năng sáng tạo của ngời xa trên mảnh đất này. Di tích đình

Một phần của tài liệu Văn hoá truyền thống làng hội thống, nghi xuân, hà tĩnh (Trang 73 - 86)