Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay khi hành lang pháp lý và điều kiện của thị trường tài chính cho phép

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 66 - 68)

- Quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động quản lý danh mục

QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

1.2.3.3. Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay khi hành lang pháp lý và điều kiện của thị trường tài chính cho phép

lang pháp lý và điều kiện của thị trường tài chính cho phép

Đối với mua bán nợ

Mua bán nợ được xem là hình thức điều chỉnh danh mục đơn giản nhất và hiện tại Việt Nam đã có hành lang pháp lý cho công cụ này. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà

quy chế này không được phát huy. Để đưa mua bán nợ trở thành một phương tiện phổ cập hơn, theo người viết Ngân hàng Quân đội cần có những lưu ý sau đây:

Thứ nhất, dựa trên quy chế mua bán nợ được sửa đổi từ phía NHNN, Ngân hàng cần tìm hiểu để áp dụng phù hợp với mục đích của mình. Cần thay đổi quan niệm đang phổ biến hiện nay cho rằng chỉ có nợ xấu mới đưa ra trao đổi, mà nên sử dụng mua bán nợ như là công cụ để thay đổi linh hoạt cơ cấu danh mục, tăng, giảm quy mô dư nợ khi cần thiết.

Thứ hai, Củng cố lại chức năng, nhiệm vụ của các công ty mua bán và khai thác tài sản tại Ngân hàng. Khi hành lang pháp lý cho phép, hoạt động của các công ty này không chỉ giới hạn trong xử lý tài sản liên quan đến nợ tồn đọng của Ngân hàng mà mở rộng hơn có thể đại diện cho Ngân hàng tham gia đàm phán thương lượng liên quan đến mua bán tài sản (trái phiếu, khoản nợ) với mọi đối tác khác nhau trên thị trường, kể cả việc tham gia vào thị trường chứng khoán hóa, vì vậy cần thiết phải củng cố và nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty này, nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trong thời gian tới.

Đối với công cụ hoán đổi tín dụng

Chương I đã trình bày cơ chế hoạt động và tác dụng của công cụ hoán đổi tín dụng trong quản lý danh mục cho vay đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của khủng hoảng tài chính thế giới liên quan đến các công cụ hoán đổi tín dụng vừa qua, khi áp dụng Ngân hàng cần một số lưu ý sau:

Thứ nhất, Bước đầu nên áp dụng hoán đổi rủi ro tín dụng cho các khoản vay có giá trị lớn trên danh mục (chỉ liên quan đến một chủ thể vay và có tài sản bảo đảm), sau đó tiến tới áp dụng cho danh mục các khoản vay tiêu dùng (thông qua trả góp hoặc thẻ tín dụng, của nhiều chủ thể vay khác nhau và có thể không có bảo đảm).

Thứ hai, Hợp đồng giao dịch cần phải được chuẩn hóa, các quy định phải cụ thể chặt chẽ, nhất là sự kiện rủi ro có liên quan đến biến cố chi trả bảo hiểm cần phải xác định rõ phạm vi, giới hạn trả tiền và các trường hợp loại trừ. Tránh trường hợp quy định không rõ ràng dẫn đến tranh chấp giữa người tham gia bảo hiểm và công ty chi trả tiền bảo hiểm.

Đối với chứng khoán hóa khoản cho vay

Như đã đề cập trong chương I, chứng khoán hóa là sự chuyển giao rủi ro tín dụng từ ngân hàng cho vay sang cho một loạt các nhà đầu tư, những người bỏ tiền ra mua chứng khoán. Hoạt động chuyển giao này thông qua một tổ chức là trung gian phát hành chứng khoán ra thị trường trên cơ sở các khoản cho vay của ngân hàng. Ở Mỹ thường thành lập một tổ chức chuyên biệt đảm nhận vai trò này, gọi là tổ chức

mục đích đặc biệt (The Special Purpose Vehicle – SPV). Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, không nhất thiết phải thành lập riêng tổ chức này mà có thể do các công ty chứng khoán, hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM thực hiện. Về cơ chế hoạt động, bước đầu MB chỉ nên áp dụng theo mô hình truyền thống, tức là chứng khoán hóa theo cơ chế chuyển giao. Áp dụng cơ chế này, công ty chứng khoán nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản vay từ Ngân hàng, thực hiện phát hành ra thị trường các loại chứng khoán, trái phiếu. Tuy nhiên, để phát hành trái phiếu dựa trên các khoản vay, ngoài việc duy trì mức vốn tự có, công ty phát hành còn phải ký quỹ đầy đủ tại tổ chức bảo lãnh, không nên áp dụng loại chứng khoán hóa không ký quỹ. Tương tự như hoán đổi tín dụng, cần phải có quy định chuẩn hóa về khoản cho vay được chứng khoán hóa, chẳng hạn về quy mô, thời hạn, lãi suất cho vay ban đầu, chất lượng của khoản vay, điều kiện bảo đảm…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w