Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 70 - 71)

- Quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động quản lý danh mục

1.3.1.Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng.

QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

1.3.1.Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng.

quản lý danh mục cho vay thông qua việc nắm bắt được các thông tin về nguy cơ phát sinh rủi ro, chất lượng danh mục, tuân thủ hợp đồng, tài sản bảo đảm, hỗ trợ ban lãnh đạo xác định xem đã đạt được các mục tiêu của danh mục cho vay hay chưa.

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý sẽ tạo điều kiện giúp hoạt động quản lý danh mục của Ngân hàng được thực hiện tốt hơn và góp phần đạt được mục tiêu của Ngân hàng.

1.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý danh mục cho vay củangân hàng. ngân hàng.

Thực tế những năm qua cho thấy, một hành lang pháp lý cho công tác quản lý danh mục cho vay của các NHTM là hết sức cần thiết. Các NHTM, nhất là những ngân hàng sở hữu ngoài nhà nước, thường có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận càng cao càng tốt, nên việc chạy theo nhu cầu thị trường rất dễ xảy ra. Ở góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, NHNN cần phải đưa ra các quy định để hạn chế bớt sự nóng vội của các ngân hàng trong việc tìm kiếm lợi nhuận, ổn định tình hình chung. Mặc dù thời kỳ qua, NHNN đã có nhiều nỗ lực, đưa ra một số văn bản nhằm giới hạn hoạt động cho vay trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế, cũng như các văn bản quy định đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, như các chỉ thị 03/2007/CT- NHNN; quyết định 03/2008/QĐ-NHNN; thông tư 13/2010/TT-NHNN… tuy nhiên nội dung các quy định này chưa đầy đủ, thời điểm ban hành chậm trễ và thường mang tính thời điểm, nên có hiệu lực ngắn. Ngoại trừ quy định giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh tối đa cho một khách hàng, một nhóm khách hàng có trên Luật Các TCTD, những giới hạn cụ thể hơn đối với dư nợ các ngành, nhất là những ngành nhạy cảm hoàn toàn chưa được đề cập trong Luật. Vì vậy, thời gian tới, để hướng dẫn cho các NHTM thực hiện đa dạng hóa tránh rủi ro tập trung tiềm ẩn trên danh mục, NHNN cần xây dựng các quy định chi tiết hơn, về mức đa dạng hóa danh mục, về giới hạn an toàn cho phép (tính trên dư nợ, quy mô vốn tự có của từng ngân hàng). Trường hợp phát hiện các ngân hàng vi phạm, NHNN phải có chế tài phạt thích hợp. Đó là biện pháp cần thiết để đưa hoạt động quản lý danh mục cho vay vào khuôn khổ, nhất là trong giai đoạn kỹ năng quản lý của các ngân hàng còn yếu kém như hiện nay.

Trong khi các ngân hàng đều xây dựng hệ thống quản lý rủi ro thì cần phải có một thước đo chung để so sánh một cách tương đối, đó chính là Basel 2. Đối với các

ngân hàng Việt Nam hiện nay, đó là đích đến cho các ngân hàng, nếu xét trên phương diện tiêu chuẩn về an toàn trong hoạt động. Vì thế, để các ngân hàng có một định hướng thống nhất, NHNN cần thông báo về định hướng chung để các ngân hàng được biết. Sau đó, trong quá trình triển khai, một nhóm làm việc bao gồm các thành viên của NHNN và đại diện của các ngân hàng phải được thành lập để trao đổi về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 70 - 71)