- Quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động quản lý danh mục
QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ
1.4. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ
Chính phủ có vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như các DN trong nền kinh tế, từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến danh mục cho vay của các NHTM. Thực tế thời gian qua cho thấy, vai trò điều hành của Chính phủ chưa thật sự hiệu quả, có tác động không tốt đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý danh mục cho vay nói riêng. Vì vậy, tác giả có một số kiến nghị với Chính phủ như sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần cân nhắc để đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát. Theo tác giả, không nhất thiết phải theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, mà nên tập trung cho mục tiêu ổn định nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn trước mắt. Thực tế những năm qua cho thấy, việc quá chú trọng vào tăng trưởng kinh tế trên cơ sở vốn đầu tư (theo chiều rộng) chứ không phải là dựa trên năng suất hiệu quả (theo chiều sâu), một mặt đã dẫn đến đầu tư vốn dàn trải, kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát vốn. Một số ngành phi sản xuất tăng trưởng quá nóng thiếu sự kiểm soát, trong khi những ngành sản xuất kinh doanh khác gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, Chính phủ cần phải xác định nhất quán và kiên trì theo đuổi mục tiêu ổn định kinh tế, trên cơ sở xây dựng các chính sách điều hành phù hợp, có tính ổn định lâu dài, tạo sự tin tưởng cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Thứ hai, Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và DN, chấp nhận giải thể, phá sản những DN, tập đoàn kinh tế, ngân hàng làm ăn yếu kém, xem nó như là một quá trình sàng lọc cần thiết, để hình thành nền kinh tế thị trường với các chủ thể có năng lực cạnh tranh độc lập, hoạt động thực sự hiệu quả. Đồng thời có các biện pháp tháo gỡ khó khăn (chính sách thuế, hỗ trợ xúc tiến thương mại…) giúp các chủ thể kinh doanh có thể đứng vững và vượt qua giai
đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, từ đó gián tiếp tác động tích cực đến hoạt động cho vay và danh mục cho vay của NHTM.
Thứ ba, Có biện pháp để nâng cao năng lực điều hành vĩ mô, trong đó có năng lực giám sát, năng lực dự báo kinh tế… giúp các ngân hàng có thể xây dựng được các chiến lược kinh doanh dài hạn, thuận lợi trong việc thực hiện tốt công tác quản lý danh mục cho vay theo phương pháp chủ động, duy trì sự ổn định, có thể đứng vững trước các tác động bất lợi của chu kỳ kinh tế.
Thứ tư, Cần xây dựng xã hội giàu có thông tin. Trong một xã hội ít thông tin, Nhà nước ít thông tin cung cấp cho xã hội, tất yếu DN sẽ thiếu thông tin, điều đó dẫn đến hậu quả là họ sẽ mất cơ hội kinh doanh hoặc thiếu điều kiện để quyết định kinh doanh chính xác, việc kinh doanh của DN nói chung và ngân hàng nói riêng do vậy sẽ gặp rủi ro, môi trường kinh doanh sẽ thiếu tin cậy. Ngược lại, khi có đầy đủ thông tin, ngân hàng sẽ có các quyết định kinh doanh kịp thời, hợp lý và ít rủi ro. Thông tin minh bạch không chỉ tạo niềm tin cho giới kinh doanh, người dân mà còn cho đối tác nước ngoài, khẳng định uy tín quốc gia trong môi trường kinh doanh quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Căn cứ vào cơ sở luận ở chương I và cơ sở thực tiễn trong chương II, chương III của khóa luận đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động quản lý danh mục cho vay tại NHTM cổ phần Quân đội. Những nội dung trong chương III gồm có:
- Triển vọng, định hướng hoạt động và định hướng công tác quản lý danh mục cho vay trên cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển 2011 - 2015 của MB.