Xây dựng các nội dung mang tính định hướng cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 62 - 63)

- Quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động quản lý danh mục

1.2.1.2.Xây dựng các nội dung mang tính định hướng cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng.

QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

1.2.1.2.Xây dựng các nội dung mang tính định hướng cho hoạt động quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng.

Năm là hoàn thiện hoạt động quản lý danh mục cho vay phải đồng thời với hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng. Bất cứ hoạt động nào muốn thành công cũng phải xây dựng trên yếu tố con người và hoạt động quản lý danh mục cho vay cũng không ngoại lệ. Muốn quản lý danh mục cho vay thành công, phải có đội ngũ các nhà quản lý tâm huyết, có tầm nhìn tốt, đội ngũ nhân viên am hiểu các kỹ thuật hiện đại, đủ khả năng thực hiện ý đồ của nhà quản lý, có đạo đức nghề nghiệp… Tóm lại, để làm tốt hoạt động quản lý danh mục cho vay luôn phải có sự kết hợp với việc hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng.

1.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

1.2.1. Nhóm giải pháp mang tính chiến lược, định hướng

Đây là nhóm giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các giải pháp tiếp theo đối với Ngân hàng. Giải pháp có tính chiến lược bao gồm các nội dung sau:

1.2.1.1. Nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải thay đổi phương pháp quản lý danhmục cho vay cho phù hợp xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại. mục cho vay cho phù hợp xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại.

Việc Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý danh mục cho vay sẽ không phù hợp với điều kiện mới. Nền kinh tế hiện đại luôn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày một mở rộng, sự phức tạp trong sản phẩm và hoạt động của ngân hàng ngày càng gia tăng và nhất là sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, nếu các ngân hàng không tự mình thay đổi cách thức quản trị, chắc chắn sẽ tụt dốc dần trong cuộc cạnh tranh và đến một lúc nào đó sẽ bị đào thải khỏi thương trường. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng để hội nhập cũng đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải tuân theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản trị hoạt động ngân hàng. Vì vậy thay đổi nhận thức về quản lý danh mục cho vay cần phải được thực hiện ngay không nên chậm trễ nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ quản trị so với các NHTM trong khu vực và trên thế giới.

1.2.1.2. Xây dựng các nội dung mang tính định hướng cho hoạt động quản trị danhmục cho vay của Ngân hàng. mục cho vay của Ngân hàng.

Một là Ngân hàng cần hoạch định mục tiêu quản lý danh mục cho vay trong mối liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu về tăng trưởng thị phần, phát

triển thương hiệu của Ngân hàng. Và cân nhắc mức độ tổn thất danh mục cho vay mà Ngân hàng có thể chấp nhận được, phù hợp với quy mô vốn tự có của Ngân hàng. Hàng năm, mục tiêu quản lý danh mục cho vay cần được điều chỉnh, căn cứ vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh chung của ngân hàng và diễn biến hiện tại của nền kinh tế.

Hai là để thực hiện mục tiêu về quản lý danh mục cho vay, ngân hàng phải thiết kế đa dạng các phương án danh mục cho vay. Trong đó, mỗi phương án danh mục cho vay với tỷ trọng các loại tài sản cho vay được thiết kế khác nhau, từ đó hình thành lợi nhuận và tổn thất khác nhau giữa các phương án. Ngân hàng cần lựa chọn phương án phù hợp nhất, sao cho vừa hoàn thành mục tiêu đồng thời đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình thực hiện. Cũng cần lưu ý rằng, khi định hướng chiến lược quản lý danh mục cho vay, ngân hàng phải lường trước những thay đổi có tính chu kỳ của nền kinh tế tác động tới kết cấu cũng như chất lượng của danh mục. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng các phương án danh mục cho vay khác nhau phù hợp với các kịch bản nhất định. Khi kịch bản thay đổi, tất yếu ngân hàng phải lựa chọn một phương án danh mục khác cho phù hợp.

Ba là Ngân hàng cần phải ban hành các chính sách nhằm thực thi hiệu quả chiến lược quản lý danh mục cho vay, chẳng hạn như chính sách đa dạng hóa các loại hình cho vay, chính sách phân loại rủi ro và trích lập dự phòng, chính sách quy định về giới hạn an toàn trong hoạt động cho vay… Các chính sách quản lý danh mục cho vay cần phải có sự nhất quán, phù hợp với các chính sách nội bộ khác nhằm hướng đến mục tiêu chung của ngân hàng. Chẳng hạn như các chính sách ưu tiên cho vay đối với một số đối tượng, chính sách khoán lương thưởng theo chỉ tiêu dư nợ đã phân bổ cho các chi nhánh hoặc nhân viên cho vay… thực chất là mâu thuẫn với các chính sách quản lý danh mục vì nó có thể kích thích đạt lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng phá vỡ cơ cấu danh mục cho vay kế hoạch của ngân hàng, gây tổn hại trong dài hạn. Ngoài ra, các chính sách quản lý danh mục cho vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý của NHNN.

Tất cả các nội dung mang tính chiến lược nêu trên, cần phải được xác định hoặc được thông qua bởi các cấp quản trị cao nhất trong Ngân hàng, đó là Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 62 - 63)