- Quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động quản lý danh mục
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ
1.3.3. MB xây dựng chính sách quản lý danh mục cho vay giai đoạn 201 1-
Trên tinh thần thực hiện các quy định về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế tại Việt Nam, NHNN đã ban hành hai văn bản quan trọng, có tính định hướng cho QTRR, đó là quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và thông tư 13/2010/TT-NHNN. Dựa trên các văn bản này, MB đã xây dựng các chính sách sau: chính sách tín dụng, chính sách giới hạn cho vay, chính sách phân loại nợ và trích lập DPRR… Đây là những chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro nên có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng thực hiện quản lý danh mục cho vay.
Chính sách tín dụng
Năm 2011, định hướng tăng trưởng tín dụng của MB là “Tăng trưởng có chọn lọc gắn với quản lý chất lượng”, MB đã điều chỉnh lại kế hoạch tăng trưởng tín dụng để phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng trần do NHNN quy định (< 20%), Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%.
- Chú trọng tài trợ cho các lĩnh vực: thương nghiệp, sản xuất, hàng tiêu dùng và giao thông vận tải. Tài trợ cho nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn trong các lĩnh vực: hàng không, dầu khí, than khoáng sản, thủy điện, năng lượng điện…
- Kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng, giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất, mục tiêu kiểm soát ở mức 16% trên tổng dư nợ.
- Giảm phụ thuộc vào các DN nhà nước, mở rộng cho vay DN vừa và nhỏ. - Áp dụng chiến lược thu hút khách hàng bằng cách cho vay với lãi suất cạnh tranh hơn so với các Ngân hàng nhỏ.
- Tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới thị trường phía Nam.
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn (60% - 65%), giảm tỷ trọng cho vay trung - dài hạn (35% - 40%). Năm 2011, chính sách tín dụng của MB trong năm là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn giúp DN bổ sung nguồn vốn lưu động để phục vụ kinh doanh đồng thời giúp tăng vòng quay của vốn cho ngân hàng và quản lý tốt được nguồn vốn cho vay.
Năm 2012, MB định hướng phát triển tín dụng trên nguyên tắc tăng trưởng hợp lý, có chọn lọc, an toàn, hiệu quả và chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu, tăng trưởng tín dụng dự kiến theo đúng quy định của NHNN cho ngân hàng nhóm 1 là 17%.
- Chú trọng xây dựng các chương trình bán hàng phù hợp với chính sách của NHNN, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. MB mở rộng cho vay chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh trong lĩnh vực: chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước và thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và nhà nước. Đồng thời, giảm dần tỷ trọng cho vay trong nhóm DN nhà nước.
- Tập trung mở rộng cho vay ngắn hạn.
- Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển dài hạn cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên và khu vực phía Nam: dự định mở thêm 74 chi nhánh chủ yếu ở miền Trung, miền Nam nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ở những khu vực này.
Năm 2013, MB xác định: “tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả, lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng”. Định hướng tổng dư nợ cho vay tăng 17% so với 2012.
Cụ thể, trong kế hoạch 2013, MB vẫn ưu tiên tín dụng theo các mục tiêu của chính phủ và NHNN như: xuất nhập khẩu, nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, tiêu dùng cá nhân… Ngân hàng Quân đội định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân, khách hàng DN vừa và nhỏ (SME), duy trì hợp lý nhóm khách hàng, chú trọng khách hàng DN lớn tầm trung - CIB Midcorp (Đồng hành cùng DN lúa gạo; Gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng MidCorp, Chung sức cùng DN vừa và nhỏ, VND lãi suất linh hoạt, Sản phẩm VND lãi suất ưu đãi)…
MB cũng đồng thời xây dựng các chính sách sản phẩm khai thác sâu khách hàng hiện hữu, đẩy mạnh phát triển khách hàng mới (triển khai chiến lược phát triển thị trường miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên) gắn tăng trưởng tín dụng với nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng bền vững, kiểm soát nợ xấu và chính sách lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, hầu hết các chương trình hỗ trợ lãi suất thấp dành cho DN đều được MB triển khai theo chuỗi, nhằm đảm bảo tính liên tục, giúp các khách hàng tốt liên tục tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung trên thị trường.
Chính sách giới hạn tín dụng
- Căn cứ các quy định của NHNN và thực tế hoạt động, chiến lược phát triển, ngân hàng xây dựng và tuân thủ các giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan.
- Hiện tại, theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN, ngân hàng tuân thủ quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD sau đây:
+ Tổng dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Quân đội.
+ Dư nợ cho vay, bảo lãnh, LC tối đa một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng Quân đội.
+ Ngân hàng Quân đội có thể cho vay có giá trị lớn hơn tỷ lệ nêu trên nếu Ngân hàng Quân đội thu xếp mời được các TCTD khác tham gia hợp vốn.
+ Dư nợ cho vay tối đa đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng Quân đội.
+ Dư nợ cho vay và bảo lãnh tối đa đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng Quân đội.
Chính sách lãi suất và các loại phí có liên quan
- Lãi suất cho vay, phí dịch vụ được xây dựng trên nguyên tắc cạnh tranh, giữ được khách hàng truyền thống, thu hút được khách hàng mới, xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay, phí dịch vụ đối với khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và mang lại nhiều lợi ích cho MB.
- Biểu phí dịch vụ và Khung lãi suất cho vay được điều chỉnh phù hợp theo tình hình thị trường, chỉ đạo của NHNN và đảm bảo tính cạnh tranh cũng như khả năng bù đắp chi phí vốn cho MB đảm bảo mức biên lợi nhuận hợp lý (Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động của MB định hướng đối với từng đồng tiền tối thiểu 2,0%/năm với Khách hàng CIB; 3,0%/năm với Khách hàng SME và khách hàng cá nhân).
- MB xây dựng cơ chế lãi suất cho vay, phí áp dụng đối với khách hàng trên nguyên tắc gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho MB (Điều chỉnh lãi suất cho vay theo tuần, tháng, vào ngày cố định đối với tất cả các khoản vay; Các kỳ đầu lãi suất thấp nhưng các kỳ tiếp theo có lãi suất cao…; xây dựng cơ chế lãi suất theo kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 1-2 năm, 2-5 năm,…), xây dựng cơ chế lãi suất theo kỳ trả lãi, trả gốc (Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng/lần, 1 năm/lần, cuối kỳ…).
- Xây dựng các “Gói tín dụng” với mức lãi suất ưu tiên đối với các lĩnh vực chỉ đạo của NHNN (Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, khách hàng vừa và nhỏ, công nghệ cao).
Bảng 2.10. Biểu lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn của MB
Đơn vị: %
2011 2012 2013
Lãi suất cho vay trung - dài hạn 17 - 18%/năm 14,5 - 15%/năm 9 - 11,5%/năm
Nguồn: [13]
Biểu lãi suất trên thể hiện lãi suất cho vay giảm trong giai đoạn 2011 - 2013, hoàn toàn phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và trần lãi suất huy động do NHNN quy định. Có thể thấy, mức lãi suất của MB là mức lãi suất cạnh tranh so với các NHTM cổ phần.
Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Hiện nay, MB thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN (sửa đổi, bổ sung quyết định 493).
Một ví dụ cụ thể tại chi nhánh MB Đống Đa như sau: Một khách hàng DN X đang có một khoản nợ trong hạn. Tuy nhiên, khi CBTD phân tích tình hình tài chinh, phi tài chính thấy các dấu hiệu rủi ro tín dụng: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh kém, hàng tồn kho tăng, DN giảm sút mạnh số dư tiền gửi và mức độ vay thường xuyên. Vì vậy, MB đánh giá DN X không có khả năng trả gốc, lãi đầy đủ khi đến hạn và MB lập tức chuyển khoản nợ của X từ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) sang nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) và trích lập dự phòng cụ thể từ 0% thành 20%.
Thực tế là chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro MB làm rất quyết liệt và áp dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống MB giai đoạn 2011 - 2013.