Xây dựng các quy định pháp lý cho thị trường các công cụ tài chính phái sinh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 71 - 72)

- Quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động quản lý danh mục

1.3.3.2.Xây dựng các quy định pháp lý cho thị trường các công cụ tài chính phái sinh.

QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

1.3.3.2.Xây dựng các quy định pháp lý cho thị trường các công cụ tài chính phái sinh.

Để việc sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục được thuận lợi, thì việc thiết lập một hành lang pháp lý từ phía Nhà nước là hết sức cần thiết. Đối với các công cụ

chưa xuất hiện tại Việt Nam như phái sinh tín dụng, NHNN cần nghiên cứu kỹ lưỡng về việc áp dụng trong điều kiên Việt Nam. Bởi vì mặc dù có những ưu điểm phù hợp với một nền tài chính hiện đại theo cơ chế mở, nhưng rõ ràng là các công cụ phái sinh cũng có những nhược điểm của nó, rất cần có một cơ chế giám sát hữu hiệu và một hành lang pháp lý chặt chẽ để phát triển. Điều này đã được minh chứng rất rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua. Bản thân các công cụ không có lỗi, nhưng cơ chế giám sát thiếu hiệu quả và hành lang pháp lý chưa đủ chặt chẽ đã “khuếch đại” những điểm yếu vốn có của các công cụ này. Nhằm kiến tạo hành lang pháp lý cho việc vận dụng các công cụ phái sinh vào mục đích điều chỉnh danh mục cho vay, người viết có một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, Cần xây dựng cơ chế hoạt động cho từng loại sản phẩm phái sinh, điều này cũng có ý nghĩa chuẩn hóa giao dịch trên thị trường chính thức, tránh hiện tượng mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu khác nhau do giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC).

Thứ hai, Mở rộng phạm vi áp dụng công cụ hoán đổi tín dụng cho các NHTM tham gia với tư cách người cung cấp sản phẩm, không nên chỉ thí điểm cho một vài ngân hàng như hiện tại. Điều này sẽ tránh được hiện tượng độc quyền về giá bán, bất lợi cho các chủ thể tham gia với vị trí là người mua. Mặt khác, cần khuyến khích các chủ thể ngoài ngân hàng tham gia, nhất là các công ty kinh doanh bảo hiểm với vai trò người bán bảo vệ. Tuy nhiên cần có quy định chặt chẽ về điều kiện tham gia của người bán, người mua và điều kiện của khoản vay tham chiếu, tránh áp dụng một cách đại trà dẫn đến khó kiểm soát được hoạt động của thị trường.

Thứ ba, Giới hạn mục đích tham gia của các NHTM là nhằm bảo hiểm rủi ro tín dụng (mục đích phòng hộ), không nhằm mục đích đầu cơ. Do vậy, yêu cầu ngân hàng mua bảo hiểm phải sở hữu thực sự các khoản vay, không chấp nhận mua bán “khống” khoản vay không tồn tại trên danh mục. Ngoài ra cũng cần có quy định giới hạn doanh số giao dịch so với vốn tự có của các ngân hàng tham gia nhằm hạn chế rủi ro trong khả năng chấp nhận được của từng ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 71 - 72)