Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 53 - 55)

- Quá trình phát triển hoạt động quản lý danh mục cho vay của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động quản lý danh mục

1.4.2.Tồn tại và nguyên nhân

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘ

1.4.2.Tồn tại và nguyên nhân

1.4.2.1. Tồn tại

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ ở trên, nhưng công tác quản lý danh mục cho vay tại NHTM cổ phần Quân đội còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, MB chưa xây dựng được danh mục cho vay dự kiến, tức chưa hoàn toàn thực hiện quản lý danh mục cho vay một cách chủ động. Tuy về cơ cấu tổ chức Ngân hàng đã tách riêng được bộ phận tạo rủi ro và bộ phận quản lý rủi ro, nhưng phòng quản lý rủi ro chưa được quy định chức năng, nhiệm vụ sau: thiết kế các kịch bản và thử nghiệm tác động của những điều kiện thị trường ảnh hưởng bất lợi đến cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng. Trong khi, đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý danh mục cho vay.

Thứ hai, các mô hình đánh giá rủi ro còn nặng nề về cảm tính, thiếu các mô hình đo lường rủi ro hiện đại. Ngân hàng chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro nội bộ vì thế khó định lượng chính xác mức độ rủi ro danh mục. Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng DN thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là khi áp dụng đối với các DN nhỏ có tính chất hoạt động như những công ty gia đình thì việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, quản lý gặp rất nhiều khó khăn do các báo cáo tài chính không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin chuẩn mực kế toán chưa thực sự đủ độ tin cậy. Đó là chưa kể đến việc rất nhiều DN có 2 hoặc nhiều hệ thống sổ sách kế toán.

Bảng điểm tín dụng nhằm xếp loại rủi ro: vẫn đang trong quá trình xây dựng theo hướng tiệm cận chuẩn quốc tế.

 Chưa có hệ thống chấm điểm cho tài sản bảo đảm

Một thực trạng chung của hầu hết các NHTM Việt Nam cũng như Ngân hàng Quân đội hiện nay là hầu hết các món cho vay đều dựa trên tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Quân đội cũng như các NHTM khác đều chưa có một hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống chấm điểm cho tài sản đảm bảo là một việc làm cần thiết để giảm bớt thời gian trong khâu định giá.

 Công tác đánh giá và đo lường rủi ro chưa đi sâu vào thực chất

Mặc dù MB đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng, nhưng việc chấm điểm và xếp hạng theo quy định chưa phản ánh hết những biến động đặc biệt những thay đổi theo cơ chế của nhà nước, của địa phương. Ngoài ra, khi có sự biến động về tổ chức DN vay vốn, nhất là đối với DN nhà nước cổ phần hóa, Ngân hàng cũng chưa kịp thời điều chỉnh bảng xếp hạng. Công tác đánh giá và đo lường rủi ro chưa linh hoạt, chưa bám sát thực tế đã làm cho Ngân hàng không linh hoạt trong khâu cho vay dẫn đến quy mô cho vay chưa tương xứng với năng lực huy động.

Thứ ba, các công cụ được sử dụng trong công tác điều chỉnh danh mục của MB là nội bảng. Vì thế, hiệu quả thường thấp, thiếu tính linh hoạt, tác động chậm. Những công cụ ngoại bảng như chứng khoán hóa, công cụ phái sinh… vẫn chưa được MB để ý chú trọng và nghiên cứu áp dụng.

Thứ tư, hệ thống dự báo rủi ro còn chưa hiệu quả. Do sự hạn chế trong những phương tiện kỹ thuật mới và ngân hàng cũng chưa quan tâm đến các mô hình dự báo rủi ro trên thế giới mà trong đó có một mô hình được nhiều nước phát triển áp dụng là mô hình Merton hay những mô hình dự báo rủi ro khác. Hơn nữa, chất lượng thông tin thu thập được về khách hàng chưa cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác dự báo rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng. Một thực tế, các chi nhánh trên toàn hệ thống chưa xây dựng phương pháp nhận diện và phân loại rủi ro thống nhất: việc nhận diện và phân loại rủi ro chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ thẩm định và CBTD. Bên cạnh đó, công tác dự báo rủi ro chưa kịp thời, dẫn đến công văn chỉ đạo hạn chế tín dụng khi đã phát sinh nợ xấu hoặc khi tỷ trọng cho vay quá lớn, vượt quá mức giới hạn cho phép, gây lúng túng trong việc quản lý danh mục cho vay.

Thứ năm, việc tuân thủ quy trình tín dụng chưa được coi trọng đúng mức. Mặc dù, MB đã xây dựng mô hình tổ chức 3 tuyến phòng thủ: bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, các bộ phận vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Một số CBTD khi quyết định cho vay quá chú trọng vào tài sản đảm bảo tiền

vay, mà chưa coi trọng, xem xét kỹ lưỡng về hiệu quả của phương án. Trong nhiều tờ trình tín dụng, chưa thể hiện đầy đủ các đánh giá về khách hàng, phương án kinh doanh, về biện pháp quản lý khách hàng và khoản vay, điều đó cho thấy sự non yếu trong quản lý rủi ro danh mục cho vay của các CBTD. Sự non yếu này là khó tránh khỏi do hầu hết các CBTD của ngân hàng có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ (hầu hết dưới 5 năm), do vậy dù có những đào tạo rất kỹ về mặt quản lý rủi ro nhưng họ vẫn chưa thể áp dụng một cách nhuần nhuyễn trong thực tế. Tiếp theo, công tác kiểm soát nội bộ vẫn chưa được đẩy mạnh: mặc dù công tác kiểm soát nội bộ đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa phát hiện được xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Giám sát rủi ro được thực hiện khá tốt đối với từng khoản vay, từng khách hàng nhưng giám sát rủi ro đối với danh mục cho vay chưa được quan tâm thích đáng. Do đó, ngân hàng chưa có biện pháp hiệu quả để quản lý rủi ro tập trung theo ngành, theo khu vực.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý DANH mục CHO VAY tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUÂN đội (Trang 53 - 55)