Đặc điểm biến đổi chẩn đốn điện của hội chứng Guillain–Barré

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và kết quả điều trị hội chứng Guillain – Barré bằng phương pháp thay huyết tương (FULL TEXT) (Trang 124 - 128)

Tương tự như khi đánh giá về DNT, chúng tơi lựa chọn ra các bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn sớm (dưới 7 ngày) để tìm hiểu các biến đổi chẩn đốn điện trong giai đoạn này. Các bất thường trên chẩn đốn điện ở đây được xác định bao gồm: kéo dài thời giam tiềm ngoại vi, thời gian tiềm sĩng F và phản xạ H, giảm biên độ, giảm tốc độ dẫn truyền và mất đáp ứng dây thần kinh. Như vậy, kết quả bảng 3.8 cho thấy: bất thường về phản xạ H chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), sau đĩ đến các bất thường về cảm giác (từ 70,0 đến 83,7%), các bất thường về về sĩng F chiếm tỷ lệ 68,3%, bất thường về vận động bao gồm thời gian tiềm vận động ngoại vi và biên độ chiếm từ 53,3 đến 56,6%. Bất thường về tốc độ dẫn truyền vận động chỉ chiếm 25% các trường hợp.

Gordon P.H khảo sát các chỉ số về chẩn đốn điện trong 7 ngày đầu sau khi cĩ yếu cơ tác giả nhận thấy: mất phản xạ H cĩ ở 30/31 bệnh nhân (97%), 19/31 bệnh nhân cĩ biên độ cảm giác chi trên giảm hoặc mất (61%), bất thường về sĩng F ít nhất một dây thần kinh 25/31 bệnh nhân (84%), giảm biên độ vận động (71%), kéo dài thời gian tiềm vận động ngoại vi (65%), phát tán theo thời gian (52%), nghẽn dẫn truyền vận động (13%). Cũng theo tác giả đĩ cĩ 17/31 bệnh nhân (55%) cĩ thể chẩn đốn xác định nhưng sẽ khơng thể chẩn đốn được trước ngày thứ năm của bệnh [44]. Markoula S, nghiên

cứu về điện sinh lý như: điện thế hoạt động co cơ tồn phần, điện thế cảm giác, tốc độ dẫn truyền vận động, thời gian tiềm vận động ngoại vi, kéo dài thời gian tiềm ngắn nhất của sĩng F hoặc mất sĩng F và nghẽn dẫn truyền vận động là các thơng số được khảo sát ở tất cả các bệnh nhân. Tốc độ dẫn truyền vận động TB giảm nhẹ so với giới hạn thấp của bình thường ở tất cả các dây thần kinh ngoại trừ dây thần kinh trụ. thời gian tiềm vận động ngoại vi T B và thời gian tiềm sĩng F là bất thường ở tất cả các dây thần kinh. Cĩ 60% các dây thần kinh được khảo sát cĩ bất thường về thời gian tiềm vận động ngoại vi và 72% là về thời gian tiềm sĩng F. Nghẽn dẫn truyền được tìm thấy trong 25% các dây thần kinh được khảo sát. Trên điện cơ đâm kim cĩ 28,2% số các bệnh nhân cĩ phản ứng thối hĩa điện (denevation potential) [88]. Mới đây, Alberti M. A đã tiến hành nghiên cứu về các thay đổi rất sớm trên 18 bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré mắc bệnh trong vịng bốn ngày tác giả nhận thấy: cĩ 83% số bệnh nhân cho thấy cĩ các bất thường trên dẫn truyền vận động, trong đĩ kéo dài thời gian tiềm vận động ngoại vi là phổ biến nhất (55% số bệnh nhân ). Các bất thường về đáp ứng muộn được ghi nhận ở 14 bệnh nhân (77%). Cĩ 44% bất thường trên chẩn đốn điện của các dây thần kinh sọ não, và chỉ cĩ 23% số bệnh nhân cĩ bất thường về tốc độ dẫn truyền vận động. Giảm điện thế hoạt động co cơ tồn phần và kéo dài thời gian tiềm vận động ngoại vi với thể hủy myelin cĩ liên quan với mức độ nặng của hội chứng Guillain - Barré lúc nhập viện. Đặc biệt, tác giả theo dõi theo thời gian thì thấy rằng cĩ 5 bệnh nhân (27%) về sau đáp ứng đầy đủ với các tiêu chuẩn chẩn đốn điện của thể hủy myelin, 1 bệnh nhân (5%) là thể hủy sợi trục, và 13 bệnh nhân (72%) khơng phân loại chắc chắn [9].

Baraba R khi tìm hiểu các dấu hiệu điện sinh lý của hội chứng Guillain - Barré giai đoạn sớm (thời gian từ khi cĩ triệu chứng khởi phát đến nhập viện trong vịng 12 ngày) trên 51 bệnh nhân, trong đĩ 46/51 (91,2%) là thể hủy myelin, cĩ 1 bệnh nhân hội chứng Miller - Fisher, cịn lại là các bệnh nhân thể hủy sợi trục. Ở các bệnh nhân thể hủy sợi trục các dấu hiệu điện sinh lý sớm là tương tự như: biên độ vận động ngoại vi thấp hoặc mất đáp ứng, tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác bình thường, thời gian tiềm bình thường, sĩng F mất hoặc thời gian tiềm bình thường và ghi thần kinh cảm giác bình thường. Về sĩng F và phản xạ H: mất phản xạ H được ghi nhận ở 90,7% các bệnh

nhân thể hủy myelin và đây chính là bất thường phổ biến nhất được tìm thấy. Tần suất thời gian tiềm sĩng F kéo dài gặp ở 24/39 (61,5%) [12]. Cịn ở trong nước, Phan Thị Gìn, đánh giá về chẩn đốn điện của các bệnh nhân nhập viện trong hai tuần đầu cho thấy: tăng thời gian tiềm vận động ngoại vi gặp ở 19/31 (61,2%) bệnh nhân, tăng thời gian tiềm vận động ngoại vi của dây thần kinh chày sau là hay gặp nhất (48,4%) sau đĩ là dây thần kinh mác sâu (38,7%), dây giữa (35,5%), dây trụ chỉ chiếm 29%. Giảm tốc độ dẫn truyền vận động gặp ở 14/31 (45,2%) bệnh nhân, giảm tốc độ dẫn truyền dây chày sau gặp nhiều nhất (41,9%), dây trụ là thấp nhất (29%). Cĩ 12/31 (38,7%) trường hợp cĩ phát tán theo thời gian, nghẽn dẫn truyền cĩ 5/31 (16,1%) trường hợp. Giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác gặp ở 8/31 (25,8%) trường hợp, trong đĩ giây thần kinh giữa và mác nơng cĩ tỷ lệ giảm nhiều nhất lần lượt là 25,8% và 22,6%. Các bất thường về sĩng F gặp ở 23/31 (74,2%), trong đĩ mất sĩng F là 10/31 (32,3%) trường hợp, kéo dài thời gian tiềm là 13/31 (41,9%) trường hợp. Bất thường điện cơ kim là 5/31 (16,1%) các trường hợp [3]. Như vậy, mặc dù cĩ chút khác biệt về thời điểm đánh giá các biến đổi chẩn đốn điện nhưng về cơ bản kết quả nghiên cứu của chúng tơi cũng tương tự như các tác giả khác trên thế giới. Trong thực tế khi tiến hành nghiên cứu này chúng tơi nhận thấy rằng: các bất thường về phản xạ H, bất thường về cảm giác, bất thường về thời gian tiềm sĩng F, bất thường về thời gian tiềm vận động ngoại vi là các chỉ số biến đổi rất sớm, đặc biệt là phản xạ H, ghi nhận cĩ những bệnh nhân mắc bệnh trong vài ngày đầu chỉ thấy duy nhất bất thường này trên chẩn đốn điện. Theo lý thuyết nghẽn dẫn truyền và dẫn truyền chậm là dấu hiệu điện s inh lý của hủy myelin ở hệ thần kinh ngoại vi, và trên thực nghiệm cũng chỉ ra rằng nghẽn dẫn truyền là một biểu hiện sớm của hủy myelin, trong khi tốc độ dẫn truyền chậm là một đặc tính của các sợi được myelin hĩa. Vì vậy, một số tác giả kết luận rằng nghẽn dẫn truyền thường gặp hơn ở giai đoạn sớm của hội chứng Guillain - Barré, nĩ cĩ thể là dấu hiệu duy nhất của hủy myelin và là lý do chính dẫn đến liệt cấp tính của hội chứng Guillain - Barré và nghẽn dẫn truyền là biểu hiện thường xuyên hơn so với chậm dẫn truyền. Gián tiếp nghẽn dẫn truyền được xác định như là mất phản xạ H, đây chính là bất thường phổ biến ở các bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré giai đoạn sớm.

Về đặc điểm biến đổi chẩn đốn điện theo thể bệnh, kết quả bảng 3.9 cho thấy: đặc điểm biến đổi đặc trưng của các bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré thể hủy myelin là kéo dài thời gian tiềm vận động ngoại vi, giảm tốc độ dẫn truyền vận động, tốc độ dẫn truyền cảm giác trong khi đối với thể hủy sợi trục là giảm biên độ vận động, biên độ cảm giác. Tuy nhiên, chúng tơi chỉ nhận thấy biến đổi biên độ vận động dây trụ, tốc độ dẫn truyền cảm giác dây mác nơng theo thể bệnh là cĩ sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Ye Y, khi nghiên cứu về chẩn đốn điện và tiên lượng các biến thể của hội chứng Guillain - Barré ở phía Bắc Trung Quốc. Các tiêu chí được tác giả đánh giá đối với thể hủy myelin gồm: nghẽn dẫn truyền vận động, phát tán theo thời gian và kéo dài thời gian tiềm vận động ngoại vi. Các bệnh nhân bệnh thần kinh sợi trục vận động cấp chủ yếu tập trung đánh giá tình trạng giảm biên độ vận động ngoại vi. Kết quả chỉ ra rằng, thời gian tiềm vận động ngoại vi kéo dài hơn,tốc độ dẫn truyền vận động, tốc độ dẫn truyền cảm giác là chậm hơn, biên độ cảm giác thấp hơn ở các bệnh nhân thể hủy myelin khi so sánh với các bệnh nhân bệnh thần kinh sợi trục vận động cấp. Về dẫn truyền vận động, đối với bệnh nhân hủy myelin thì các dây thần kinh ở chi dưới bị ảnh hưởng nhiều hơn các dây thần kinh ở chi trên. Ngược lại, về dẫn truyền cảm giác, các dây thần kinh cảm giác ở chi trên bị ảnh hưởng nhiều hơn các dây thần kinh ở chi dưới [138].

Yadegari S nghiên cứu trên 70 bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré, chẩn đốn điện đã được thực hiện ở 25 bệnh nhân trong hai tuần đầu tiên và sau giai đoạn đĩ trong 45 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu về dẫn truyền vận động và cảm giác theo thời gian cho thấy: bệnh nhân thể hủy myelin ở nhĩm được ghi dẫn truyền thần kinh sớm cĩ biên độ vận động ngoại vi giảm ở dây thần kinh chày sau, trong khi ở thể hủy sợi trục, mức giảm này là như nhau ở cả chi trên và chi dưới. Với dẫn truyền cảm giác, sự khác biệt nổi bật giữa chi trên và chi dưới đã được tìm thấy giữa các thể theo thời gian: trong hai tuần đầu tiên, biên độ cảm giác giảm cả chi trên và dưới ở nhĩm bệnh nhân hủy myelin, nhưng với sự tiến triển theo thời gian, biên độ cảm giác của thần kinh hiển vẫn được bảo tồn so với biên độ cảm giác của dây giữa và dây trụ. Biên độ cảm giác dây giữa là bình thường ở cả hai nhĩm sớm và muộn đối với bệnh thần kinh sợi trục vận động cấp, nhưng biên độ cảm giác giảm ở nhĩm

muộn đối với bệnh thần kinh sợi trục vận động, cảm giác cấp điều này trái ngược với dây thần kinh thần hiển của thể hủy myelin. Mất dẫn truyền thần kinh cĩ ở 85/308 (27,6%) tổng số các dây thần kinh được khám xét đối với thể hủy myelin và 26/182 (14,3%) đối với thể hủy sợi trục. Mất đáp ứng vận động hay gặp nhất ở cả hai nhĩm sớm (trước 2 tuần) và muộn (sau 2 tuần) là thần kinh mác, đều chiếm 20%. Trong khi, mất đáp ứng cảm giác trong giai đoạn sớm hay gặp nhất là thần kinh hiển ngồi (36%) và ở giai đoạn muộn là dây thần kinh trụ (56%). Như vậy, mất đáp ứng các dây thần kinh cảm giác là hay gặp hơn các dây thần kinh vận động, đặc biệt là khi các kỹ thuật chẩn đốn điện được thực hiện muộn. Phản xạ H bất thường là phổ biến ở các bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và kết quả điều trị hội chứng Guillain – Barré bằng phương pháp thay huyết tương (FULL TEXT) (Trang 124 - 128)