0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Kỹ thuật thay huyết tương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN ĐIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG (FULL TEXT) (Trang 47 -49 )

1.3.4.1. Các loại dịch thay thế

Dịch thay thế cĩ thể là huyết tương tươi đơng lạnh, albumin 5%, các dung dịch keo. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại dịch thay thế nào là tùy thuộc vào quan điểm, tính tiện dụng, sự phổ biến, sẵn cĩ của các loại dịch này. Albumin 5% ít cĩ nguy cơ dị ứng nhưng lại khơng cung cấp đầy đủ các yếu tố đơng máu, miễn dịch nên dễ gây rối loạn đơng máu, dễ nhiễm khuẩn [83], trong khi huyết tương tươi đơng lạnh cĩ đầy đủ các yếu tố đơng máu, miễn dịch nhưng nguy cơ dị ứng cao hơn [55]. Hai loại dịch thay thế này đều khơng cĩ canxi vì vậy để dự phịng hạ canxi huyết trong khi tiến hành kỹ thuật các tác giả khuyên nên bổ sung canxi đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch [13].

Số lư ợng huyết tương cho mỗi lần thay đư ợc tính theo cơng thức sau [30] :

Vplasma = (1-Ht) x (0,065 x Wkg)

Trong đĩ: Vplasma là thể tích huyết tương cần thay thế; Ht là hematocrit của bệnh nhân; Wkg là cân nặng của bệnh nhân tính theo kg. Hoặc cĩ thể ước lượng thể tích huyết tương cho mỗi lần thay là khoảng 40 – 50ml/kg/ lần.

1.3.4.2. Số lần và khoảng cách các lần thay huyết tương

Việc quyết định số lần thay huyết tương cho các bệnh nhân hội chứng Guillain - Barré phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng lâm sàng, đáp ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, đa số các tác giả trên thế giới đều gần như thống nhất tổng số lần thay cho mỗi bệnh nhân là từ hai đến sáu lần [123]. Cá biệt cĩ tác giả tiến hành với số lần thay huyết tương lớn hơn nhiều từ 5 đên 15 lần [72]. Căn cứ vào mức tàn tật theo thang điểm Hughes, nhĩm nghiên cứu của Pháp về thay huyết tương đã tiến hành xác định số lần thay huyết tương cho

từng đối tượng: mức độ nhẹ: theo dõi hoặc hai lần thay huyết tương, mức độ vừa: hai hoặc bốn lần thay huyết tương; mức độ nặng: bốn hoặc sáu lần thay huyết tương [38].

Cho đến nay vẫn chưa xác định được bệnh nhân nào nên được thay huyết tương cách ngày và bệnh nhân nào thay huyết tương hàng ngày. Theo các nghiên cứu của Raphặl và nhĩm hợp tác của Pháp về hội chứng Guillain - Barré [38], [123], nhĩm nghiên cứu ở Hà Lan [129], các tác giả đưa ra thời gian cho liệu trình thay huyết tương là từ 7 đến 14 ngày.

1.3.4.3. Chống đơng tuần hồn ngồi cơ thể

Liều chống đơng hepar in sử dụng trong thay huyết tương để dự phịng tắc màng lọc thay đổi tùy theo từng tác giả. Liều heparin khuyến cáo ban đầu là 5000 đơn vị hay 40 đến 60 đơn vị/kg, liều duy trì khoảng 1000 đơn vị/giờ. Liều hepar in phải được tăng lên khi hematocrit giảm do cĩ sự gia tăng tương đối thể tích huyết tương được loại bỏ dẫn đến loại bỏ heparin.

1.3.4.4. Đường vào tĩnh mạch và tốc độ máu

Thường đặt ở tĩnh mạch bẹn hoặc tĩnh mạch cảnh trong. Tốc độ máu: 100 – 120 ml/ phút tùy theo huyết áp của bệnh nhân.

1.3.4.5. Biến chứng của thay huyết tương

Tỷ lệ gặp các biến chứng hay tác dụng phụ của thay huyết tương là khoảng 4 – 5%, nguy cơ này cĩ xu hứng tăng hơn một chút khi tiến hành thủ thuật lần đầu tiên. Các biến chứng này cĩ thể liên quan đến các thủ thuật xâm nhập mạch máu, dịch thay thế hay các biến chứng riêng của kỹ thuật thay huyết tương. Theo nhĩm nghiên cứu về thay huyết tương ở Thụy Điển, sau khi đánh giá trên 20.000 lần thay huyết tương, các mức độ biến chứng khác nhau đã được ghi nhận: nhĩm 1 (mức độ nhẹ) 1,5%, nhĩm 2 (mức độ vừa phải) 2,8%, nhĩm 3 (nặng) 0,8% và nhĩm 4 (tử vong) 0%. Bệnh nhân tử vong trong quá trình thay huyết tương thường do các bệnh lý tiềm ẩn chứ khơng phải do qui trình thay huyết tương. Các biến chứng của thay huyết tương và tỷ lệ xuất hiện được trình bày dưới đây.

Biểu hiện Tỷ lệ gặp (%)  Mày đay 0,7 – 1,2  Dị cảm 1,5 – 9  Co cứng cơ (chuột rút) 0,4 – 2,5  Chống váng < 2,5  Nhức đầu 0,3 – 5  Rét run, ớn lạnh 1,1 – 8,8  Hạ huyết áp 0,4 – 4,2  Đau ngực 0,03 – 1,3

 Thiếu máu cơ tim cục bộ 0,1

 Nhồi máu cơ tim/ chống tim 0,1 – 1,5

 Loạn nhịp tim 0,1 – 0,7

 Co thắt phế quản 0,1 – 0,4

 Ngừng hơ hấp/ phù phổi 0,2 – 0,3

 Giảm oxy – hĩa máu 0,1

 Tắc mạch phổi 0,1

 Co giật 0,03 – 0,4

 Kiềm chuyển hĩa 0,03

 Viêm gan vi rút 0,7

 Chảy máu 0,2

 Nhiễm khuẩn 0,3

 Chống phản vệ 0,03 – 0,7

 Nơn 0,1 – 1

 Tăng thân nhiệt 0,7 – 1,0

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN ĐIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THAY HUYẾT TƯƠNG (FULL TEXT) (Trang 47 -49 )

×